Cảnh báo: Phát hiện loại virus gây sưng màng não lây qua đường muỗi đốt

Loại virus này có tên là viêm não tủy ngựa miền Đông (EEEV) rất hiếm gặp nhưng là một căn bệnh nghiêm trọng lây lan cho con người khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

Loại virus này có tên là viêm não tủy ngựa miền Đông (EEEV) rất hiếm gặp nhưng là một căn bệnh nghiêm trọng lây lan cho con người khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt.

Bộ Y Tế tiểu bang Florida, Hoa Kỳ đã ra cảnh báo về sự gia tăng của một loại virus lây lan cho con người ở các khu vực thuộc Quận Cam, một số con gà đã thử nghiệm dương tính với EEEV, có thể lây sang người qua muỗi bị nhiễm bệnh, gây nhiễm trùng và sưng não. 

Đây là loại virus đã thấy xuất hiện lần đầu tiên ở Massachusetts vào năm 1831 và làm 75 con ngựa chết một cách bí ẩn.

Cảnh báo: Phát hiện loại virus gây sưng màng não lây qua đường muỗi đốt-1

CDC cho biết thêm, những người trên 50 và dưới 15 tuổi là đối tượng bị lây nhiễm viêm não tủy ngựa miền Đông cao nhất.

Các dấu hiệu nhiễm bệnh

Như tên bệnh cho biết, viêm não này xuất hiện chủ yếu ở ngựa, ít gặp ở người và thường gặp ở khu vực miền Đông Hoa Kỳ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường nhất là vào mùa hè. Virus này thường hiện diện ở các loài chim sống trong các đầm nước ngọt. Viêm não thường nặng nề và gây tử vong. Bệnh triệu chứng thường xảy ra từ 4 - 10 ngày sau khi bị muỗi đốt, theo CDC.

CDC cho biết thêm, các dấu hiệu này bao gồm nhức đầu, ớn lạnh, tiêu chảy và khó chịu.

Cảnh báo: Phát hiện loại virus gây sưng màng não lây qua đường muỗi đốt-2
Theo CDC, triệu chứng thường xuất hiện từ 4 đến 10 ngày sau khi người ta bị muỗi nhiễm virus EEEV đốt. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân "đột nhiên thấy nhức đầu, sốt nóng cao, lạnh run, ói mửa. Tình trạng bệnh trở nặng sau đó có thể khiến bệnh nhân mê sảng, co giật và hôn mê."

Cơ quan này cho hay, những trường hợp tử vong thường xảy ra từ 2-10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng nhưng ở một vài trường hợp có thể xảy ra muộn hơn nhiều.

Trong số những người hồi phục, hầu hết họ đều gặp phải những vấn đề nghiêm trong về thần kinh như suy giảm trí tuệ nghiêm trọng, rối loạn nhân cách, co giật, tê liệt và rối loạn chức năng thần kinh sọ. Nhiều bệnh nhân bị di chứng nặng sẽ chết trong vòng vài năm.

Điều trị khi bị nhiễm virus EEEV

Cho tới nay, vẫn chưa có phương cách điều trị cụ thể nào cho việc nhiễm virus EEEV, nhân viên y tế có thể cho thuốc để làm giảm các triệu chứng của căn bệnh.

Nhưng theo CDC thì "thuốc kháng sinh không hiệu quả khi chống lại các virus này, và cũng chưa có thuốc trị virus nào được thấy hiệu nghiệm".

Cách ngăn ngừa EEEV

Muỗi cần nước để sinh sản và có thể trưởng thành chỉ trong một tuần. Bạn không nên để những đồ vật quanh nhà đọng nước và nên dọn dẹp đồ vật đọng nước hàng tuần.

Nếu thường xuyên phải ở nơi có nhiều muỗi và côn trùng, bạn nên dùng thuốc chống muỗi. Những loại thuốc chống muỗi được cơ quan EPA chấp thuận có chứa chất DEET, tinh dầu khuynh diệp chanh, chất Picaridin hoặc IR3535.

Cảnh báo: Phát hiện loại virus gây sưng màng não lây qua đường muỗi đốt-3
Nếu thường xuyên phải ở nơi có nhiều muỗi và côn trùng, bạn nên dùng thuốc chống muỗi.

Nên đọc chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm để biết những đề phòng phải làm và sản phẩm hữu hiệu được bao lâu. 

Không được dùng những thuốc này cho thú nuôi trừ khi có chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm. Không nên dùng thuốc có nồng độ DEET quá 30% cho người lớn và dùng thuốc có nồng độ DEET thấp cho trẻ em.

Mặc quần áo để chống muỗi như áo sơ mi dài tay, quần dài và đi vớ bất cứ lúc nào có thể được. Nhét áo sơ mi vào lưng quần để tránh muỗi bay vào trong quần áo.

Luôn giữ cho lưới cửa sổ và lưới cửa ra vào không lỗ rách. Cửa lưới nguyên vẹn sẽ giúp ngăn không cho muỗi vào.

Theo Helino


bệnh nguy hiểm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.