Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái

Yếu tố tiền sử gia đình được xem là một trong những nguyên nhân cao gây ra bệnh ung thư.

Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày một gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, một số loại ung thư còn tác động tới gen di truyền, gây ảnh hưởng tới thế hệ sau.

1. Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy là loại bệnh tuy không quá phổ biến nhưng lại có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong số những người mắc phải loại ung thư này, có tới 5 – 10% có người nhà có tiền sử mắc bệnh.

Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái-1

Những người nằm trong nhóm có khả năng cao mắc ung thư tuyến tụy là người có tiền sử gia đình với nhiều người đã từng mắc phải căn bệnh này, nhất là những người có mối quan hệ huyết thống gần gũi như cha mẹ, con cái, anh chị em ruột, ...

2. Ung thư vú

Ung thư vú có khuynh hướng di truyền gia đình rất rõ ràng. Các cuộc điều tra dịch tễ học đã phát hiện ra có 5 – 10% trường hợp mắc ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền.

Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái-2

Nếu một người có họ hàng mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ tăng gấp 1,5 đến 3 lần. Còn nếu trong mối quan hệ huyết thống gần gũi có người mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc bệnh có thể tăng lên gấp 7 lần. Đặc biệt, nếu trong gia đình có từ 2 người mắc ung thư vú trở lên khi ở lứa tuổi còn trẻ, thì nguy cơ di truyền cho người thân càng cao.

3. Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu. Bên cạnh nguyên nhân về lối sống và môi trường, ... nhiều nghiên cứu đã nhận ra rằng yếu tố gia đình cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái-3

Một cuộc khảo sát được thực hiện trong 13 năm tại Nhật Bản, trên 102.000 người trung niên và cao tuổi đã cho kết quả về việc di truyền của ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu đã so sánh giữa một nhóm người có tiền sử ung thử phổi trong gia đình và một nhóm người không có thành viên gia đình mắc bệnh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi cao gấp đôi. Điều này như một bằng chứng mạnh mẽ về sự góp mặt của yếu tố di truyền trong căn bệnh này. Đặc biệt tính di truyền của ung thư phổi thể hiện rất rõ ràng ở phụ nữ.

4. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ác tính phổ biến, dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh chủ yếu được chia thành 3 loại: Ung thư dạ dày lan tỏa di truyền (HDGC), ung thư dạ dày type ruột (FIGC) và ung thư tuyến dạ dày và polyp đại tràng dạ dày (GAPPS).

Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái-4

Có khoảng 5 – 10% bệnh nhân ung thư dạ dày có tiền sử gia đình mắc bệnh. Gen gây nên bệnh viêm teo dạ dày mãn tính – một trong những nguyên nhân chính gây nên ung thư dạ dày có nguy cơ di truyền từ mẹ sang con lên tới 48%.

5. Ung thư trực tràng

Bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) là một loại ung thư đại trực tràng di truyền, gây ra bởi một khiếm khuyết trong gen ức chế khối u đa chức năng. Hầu hết người bệnh thừa hưởng gen này từ cha mẹ.

Cảnh giác với 5 loại ung thư cha mẹ có thể di truyền cho con cái-5

Dấu hiệu của căn bệnh này là có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn polyp phát triển trong đại tràng và trực tràng. Khoảng 50% bệnh nhân ung thư đại trực tràng bắt đầu hình thành các khối polyp trong ruột già từ độ tuổi 10 – 15, nếu không can thiệp kịp thời, các polyp gần như chắc chắn 100% sẽ phát triển thành ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng.

 

Theo Dân Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://danviet.vn/canh-giac-voi-5-loai-ung-thu-cha-me-co-the-di-truyen-cho-con-cai-5020211910582661.htm

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.