- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh giác với bệnh liệt mặt, méo miệng mùa lạnh
Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng giảm hoặc mất vận động các cơ ở mặt, thường gặp vào mùa lạnh, rét buốt, đặc biệt vào sáng sớm.
Liệt dây thần kinh số 7 có thể gây ra tình trạng lệch mặt, méo miệng, nhất là trong thời tiết mùa lạnh. Ảnh: Shutterstock
Liệt dây thần kinh số 7 có 2 loại, gồm: liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên và liệt dây thần kinh số 7 trung ương.
Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất/ giảm vận động, cảm giác hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.
Trong khi đó, liệt dây thần kinh số 7 trung ương là tình trạng mất vận động 1/4 dưới của nửa mặt, thường là tổn thương liên quan đến não và kèm theo tổn thương thần kinh khu trú khác.
Theo ThS.BS Phan Huy Quyết, phụ trách Đơn vị Y dược cổ truyền, Trung tâm Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, dây thần kinh số 7 là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, chi phối vận động, cảm giác cho nửa cơ mặt cùng bên.
Đột ngột méo miệng, liệt nửa mặt
Theo y học hiện đại, các nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bao gồm:
– Lạnh: (chiếm 80%) thường xảy ra vào ban đêm hay khi bệnh nhân nhiễm lạnh.
– Viêm nhiễm: Sau khi bị zona thần kinh; viêm tại xương chũm…
– Tổn thương nền sọ: Chấn thương vỡ xương
– Khối u: U góc cầu tiểu não, u tai xương chũm
Theo bác sĩ Quyết, biểu hiện đầu tiên thường thấy ở người liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là đột ngột tê bì nửa mặt, mắt nhắm không kín, nói khó, ăn uống rơi vãi vào một bên mép miệng, bệnh nhân không huýt sáo, thổi lửa được…
Hầu hết trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ có các biểu hiện như tuyến lệ hoạt động không tốt, mí bị sụp, khô mắt, không thể nháy hoặc nhắm mắt, miệng bên liệt khó mỉm cười, khó hoặc không thể khép lại, chảy dãi.
Một số người có mặt bị xệ xuống hoặc hơi cứng bất thường, méo miệng lệch về một bên, khóe miệng, vùng trán bị dị cảm; có cảm giác đau quanh góc hàm, xương chũm, thái dương, tai; vị giác bị thay đổi; nhạy cảm hơn với âm thanh.
Gương mặt bất thường của bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7. Ảnh: John Hopkins Medicine.
Một số trường hợp khác bị rối loạn lời nói hoặc khả năng nhai nuốt. Ở bên mặt bị liệt dễ bị đọng thức ăn, uống nước hay bị trào ra. Một bên mặt còn lại có cảm giác bị tê và yếu cơ hẳn đi.
Nếu bị liệt dây thần kinh số 7 sau đợt nhiễm trùng zoster hay herpes simplex có thể gây ra những cơn đau dữ dội, nổi mụn nước ở lưỡi hoặc vòm miệng.
Ai có nguy cơ liệt dây thần kinh số 7?
Liệt dây thần kinh số 7 không phải bệnh lây truyền, có thể khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thòi, bệnh có thể gây ra các di chứng ở mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí; có thắt nửa mặt sau liệt mặt; hội chứng nước mắt cá sấu.
Theo bác sĩ Quyết, những người có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh số 7 là:
Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu
Phụ nữ có thai
Người thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng
Người hay thức khuya
Người hay uống rượu bia
Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp
Người hay phải đi sớm, về khuya…
Để phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, việc làm quan trọng nhất là giữ ấm đầu, mặt, cổ; tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột; không tắm quá khuya. Trẻ nhỏ ra ngoài trời cần mặc ấm, quấn khăn, đội mũ, chơi trong thời gian ngắn.
Người lớn lưu ý tránh cho trẻ ngồi nơi gió lùa, đi đường xa phải che ấm hàm, đeo khẩu trang, không nên cho trẻ ngồi phía trước xe.
Ngoài ra, bác sĩ Quyết khuyến khích mọi người thực hiện những cách sau để tránh bị liệt dây thần kinh số 7:
Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì lối sống lành mạnh.
Điều trị các bệnh liên quan: Liệt dây thần kinh số 7 có thể xuất hiện do một số bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng, thủy đậu và zona. Điều trị các bệnh này kịp thời cũng là cách phòng ngừa tốt nhất.
Tránh tác nhân kích thích như chất gây dị ứng, thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác.
Thực hiện tập luyện cơ mặt: Thực hiện các bài tập cơ mặt đơn giản có thể giúp tăng cường cơ bắp, tăng khả năng kiểm soát cơ mặt và phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7.
Đeo kính bảo vệ mắt: Đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích hoặc trong các công việc đòi hỏi sự tập trung cao.
Theo Tạp chí Tri Thức
-
Sức khỏe2 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe2 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe19 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.