Cắt 70cm ruột sau khi ăn dưa thừa trong tủ: 5 sai lầm khi trữ thức ăn trong tủ lạnh

Sau khi ăn miếng dưa hấu thừa cất trong tủ lạnh, ông Trương ở Hồ Nam, Trung Quốc bị đau bụng dữ dội phải nhập viện cấp cứu.

Sau khi ăn miếng dưa hấu thừa trong tủ lạnh, ông Trương ở Hồ Nam, Trung Quốc bị đau bụng dữ dội phải nhập viện cấp cứu.

Dưa hấu là loại quả ngọt mát, nhiều nước được không ít người yêu thích. Dưa hấu vốn có kích thước to nên nhiều gia đình ăn không hết đã đem cất trữ tủ lạnh.

Ông Trương ở Hồ Nam, Trung Quốc cũng có thói quen này, sau khi ăn dưa hấu xong nên đem vào tủ lạnh cất. Ngày hôm sau, khi về nhà do nóng nực nên ông mở tủ lấy dưa ra ăn.

cat 70cm ruot sau khi an dua thua trong tu: 5 sai lam khi tru thuc an trong tu lanh - 1

Khoảng 2 tiếng sau khi ăn, ông Trương đột nhiên đau bụng dữ dội phải vào bệnh viện gấp. Bác sĩ chẩn đoán ông bị xuất huyết cấp tính, hoại tử ruột phải phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ đoạn ruột non bị hoại tử khoảng 70 cm.

Tại sao ăn dưa hấu cất tủ lạnh lại bị hoại tử ruột?

Với nhiều người, tủ lạnh được xem như là nơi bảo quản thức ăn an toàn nhất, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm. Điều này không hoàn toàn chính xác, tủ lạnh duy trì ở nhiệt độ thấp tuy có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhưng không thẻ hoàn toàn tiêu diệt được chúng.

Tậm chí có một số vi khuẩn, nhiệt độ càng thấp, tốc độ sinh sản càng nhanh. Chẳng hạn như Listeria, nó có thể phát triển ở nhiệt độ thấp từ 0- 10 độ C. Đối với vi khuẩn như vậy, kho lạnh có thể không chỉ trì hoãn sự hư hỏng, mà còn có thể làm ô nhiễm các thực phẩm khác trong tủ lạnh nếu được cất giữ không đúng cách.

cat 70cm ruot sau khi an dua thua trong tu: 5 sai lam khi tru thuc an trong tu lanh - 2

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen cất chung đồ ăn tươi sống với rau quả, trái cây, không cất trữ ngăn riêng hay bọc màng bọc riêng dẫn tới lây nhiễm chéo. Rau củ, trái cây chứa nhiều nước càng là môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sống. Nếu càng cất trữ lâu thì số lượng vi khuẩn lây sang càng lớn.

Trong trường hợp của ông Trương, chính vì việc dưa hấu sau khi đã bổ không cất hộp hoặc bọc màng mà đưa trực tiếp vào tủ cùng ngăn chứa với một số đồ sống đã dẫn tới dưa hấu bị nhiễm khuẩn. Những người khỏe mạnh bình thường nếu ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn nhẹ thì bị cảm lạnh, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu nặng hơn có thể gây xuất huyết đường ruột, hoại tử ruột như ông Trương.

Bảo quản dưa hấu thế nào để không bị nhiễm khuẩn?

- Luôn rửa sạch dưa trước khi bổ;

- Sau khi bổ dưa nếu không ăn hết nên bọc màng bọc thực phẩm trước khi đem cất vào tủ lạnh;

- Dưa hấu chỉ nên cất trữ không quá 4 tiếng, nên ăn càng sớm càng tốt tránh cất trữ lâu;

- Khi ăn dưa hấu cất trong tủ, nên cắt một lớp mỏng phía trên trước khi ăn.

cat 70cm ruot sau khi an dua thua trong tu: 5 sai lam khi tru thuc an trong tu lanh - 3

Những thói quen sai lầm khi cất trữ thức ăn trong tủ lạnh

Không đậy kín đồ ăn thừa hoặc dùng màng bọc khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen để nguyên thức ăn thừa vào trong tủ lạnh mà không cho vào hộp riêng hay bọc màng bọc thực phẩm khiến cho vi khuẩn kí sinh lan từ các loại thực phẩm với nhau gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Hơn nữa nếu không được đậy kín, hơi thức ăn bốc lên, gây mùi khó chịu khắp tủ lạnh. Vì thế, khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận.

cat 70cm ruot sau khi an dua thua trong tu: 5 sai lam khi tru thuc an trong tu lanh - 4

Khi cho đồ ăn thừa vào tủ lạnh, mọi người nên bọc kín bằng nylon hoặc đựng trong hộp có đậy nắp cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Để chung thực phẩm sống và chín

Thực phẩm sống và chín nên để ngăn riêng, tránh để chung gây lây nhiễm chéo. Đồ ăn sống khi chưa được chế biến sẽ ẩn chứa những vi khuẩn ít ai ngờ tới và có thể xâm nhập vào các đồ ăn chín của bạn.

Vì vậy, bạn nên để riêng thực phẩm sống và chín ở các ngăn khác nhau và cách xa càng tốt để vi khuẩn không thể lây lan. 

Không rửa thịt trước khi cho vào ngăn đá

Không ít người có thói quen mua nhiều thịt và tích trữ trong ngăn đá để ăn dần cả tuần. Tuy nhiên, mọi người lại quên mất một việc quan trọng đó là rửa thịt.

Bởi thịt khi mua ngoài chợ về rất bẩn, đã qua tay nhiều người cầm, chưa kể thịt không rõ nguồn gốc, vì thế nếu không rửa sạch sẽ trước khi cất trữ, vi khuẩn sẽ sinh sôi. Vì vậy, thịt sau khi mua về nên rửa sạch, để ráo bớt nước hoặc thấm khô rồi cho vào túi cất trữ. r

Để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá

Nhiều người có thói quen để thực phẩm đã rã đông vào lại ngăn đá mà không biết rằng điều này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Sau khi rã đông, các tế bào của thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Nếu các bạn lại tiếp tục trữ đông tiếp thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Điều này là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi hơn trong thực phẩm.

cat 70cm ruot sau khi an dua thua trong tu: 5 sai lam khi tru thuc an trong tu lanh - 5

Trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Thực phẩm tốt nhất nên ăn càng sớm càng tốt, không nên cất trữ quá lâu trong tủ gây mất an toàn dễ gây ngộ độc, hơn nữa còn bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Các chuyên gia đều khuyên mỗi gia đình nên trữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 5 ngày, kể cả các thực phẩm đông đá như các loại thịt, hải sản… các loại rau xanh và hoa quả chỉ nên lưu lại trong ngăn mát tủ lạnh từ 4 đến 5 ngày.

Còn với đồ ăn đã nấu chín, chẳng hạn như những món canh chỉ để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá ba ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Không cho thịt chín vào đông lạnh quá lâu vì thịt để lâu trong tủ lạnh ăn vẫn có thể bị tiêu chảy.

Để nhiệt độ không phù hợp

Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của từng ngăn, cũng như lượng thực phẩm để trong tủ lạnh. Nếu để nhiệt độ quá cao thì chức năng bảo quản thực phẩm không được đảm bảo, thực phẩm nhanh bị hỏng. Còn nếu nhiệt độ quá thấp thì thực phẩm có nguy cơ bị đóng đá, vừa tốn điện lại  không tốt cho thực phẩm.

Vì thế, khi thiết lập nhiệt độ cho tủ lạnh, mọi người nên nhớ ngăn lạnh nhiệt độ nên đặt từ mức nhiệt 1,7 - 5 độ C, với ngăn đá thì mức nhiệt độ phù hợp là từ -18 đến 0 độ C. Nếu tủ lạnh nhà bạn ngoài ngăn lạnh và ngăn đông đá còn có ngăn thực phẩm tươi thì đặt từ 0 - 4 độ C, ngăn làm mát khoảng 0 độ C.

Theo Khám phá


thực phẩm

vi khuẩn

nhiễm khuẩn

đồ ăn thừa trong tủ lạnh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.