- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện thoát khỏi “tử thần” trong gang tấc và cách xử lý tình huống nguy nan khi gặp dòng chảy bất thường trên biển ai cũng cần biết
Bị xoáy vào dòng chảy xa bờ, vợ chồng chị Bùi Hoài đã trải qua cuộc chiến sinh tử khi chồng ra sức cứu vợ khỏi nguy cơ đuối nước, cuốn trôi ra xa biển.
Bị xoáy vào dòng chảy xa bờ, vợ chồng chị Bùi Hoài đã trải qua cuộc chiến sinh tử khi chồng ra sức cứu vợ khỏi nguy cơ đuối nước, cuốn trôi ra xa biển.
Cuộc chiến sinh tử của người chồng cứu sống vợ khỏi dòng chảy xa bờ khi đi biển
Chia sẻ trên facebook cá nhân, chủ tài khoản Bùi Hoài cho biết, vợ chồng chị đi đảo Cô Tô – Quảng Ninh tắm biển đúng vào dịp nghỉ lễ dài vừa qua. Vợ chồng chị tắm ở bãi Vàn Chải, nơi có sóng to, nhiều sóng bạc đầu nhưng vì có rất đông người xuống tắm, trên bờ lại có cứu hộ ngồi trên xà cao quan sát, dưới biển cũng có 2 người đi cano ngoài xa nên vợ chồng chị yên tâm xuống tắm.
Mọi người cần hết sức cẩn trọng với nguy cơ đuối nước khi đi biển.
Nhưng chỉ vài giây sau, mực nước biển tràn lên cổ, trong khi vợ chồng chị không di chuyển. Cố di chuyển vào đất liền thì cảm thấy chân không còn chạm đất. Chồng chị Hoài cố ngụp lặn xuống 2 lần để xem có bơi được vào bờ hay không nhưng vô ích, lúc này anh đã biết 2 vợ chồng dính vào dòng chảy xa bờ, cố vẫy tay hét to kêu cứu nhưng không ai nghe thấy.
"3 lần liền chồng mình dùng sức đẩy mình lên cao hơn mặt nước biển để mình có thể thở. Lúc này nhìn chồng, mặt anh xám xịt, một phần vì sợ, một phần vì đuối sức vì vừa giữ cho bản thân, vừa giữ cho vợ nổi, vừa hét kêu cứu...
… Chừng hơn 10 phút kêu cứu vô vọng... chồng hét: cố lên, bơi xuôi ra biển, cố ra phao ngoài kia (ý anh là cái phao ngăn chềnh ềnh giữa biển cách vợ chồng mình chừng chục mét. Sức đuối, lại bơi không giỏi, quả là thử thách sinh tử của mình.
Mình gạt tay chồng ra: "Anh bơi ra đi, xong kéo em theo". Chồng ngập ngừng bỏ tay vợ ra, lấy một hơi dài bơi hướng ra biển, mong tóm được cái phao. Chồng bơi trước, mình cũng lấy một hơi dài rồi cố gắng vươn tay ra bơi, nhắm hướng phao thẳng tiến.
Chả biết mình bơi đc bao nhiêu, nhưng bắt đầu hụt hơi, uống no nước biển lần 2. Ngẩng đầu lên, thấy chồng gần tới đc phao, mình bắt đầu cố gắng nín thở, thả nổi như hướng dẫn trước đây mình đọc về các vụ sóng xa bờ. Nhưng thực tế với hướng dẫn khác nhau xa lắm. Mình bắt đầu buông... chìm...".
Sau đó, chồng chị Hoài cũng bám được vào phao và giữ chị, 2 vợ chồng bắt đầu thả nổi ngoài biển... Chồng quấn dây phao quanh chân vợ, tiếp tục kêu cứu. Sau hơn 5 phút bám trụ, một bạn nam ôm phao đen phi ra, cả 3 bập bềnh chênh vênh tiếp tục kêu cứu. Sau đó 2 người nữa ôm phao đen bơi ra ứng cứu và thoát nạn.
Lạc vào dòng chảy xa bờ, nguy cơ bạn bị đuối nước, mất mạng cực lớn.
Theo Kiwipedia, dòng chảy xa bờ hay còn gọi là dòng chảy rút xa bờ (tên tiếng Anh: rip current) là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi ngược ra biển. Vận tốc trung bình của dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ.
Dòng chảy rút xa bờ là nguy cơ rình rập những ai thích tắm, bơi lội, hoặc lướt sóng ở biển và hồ. Chúng kéo họ ra xa bờ. Cái chết do đuối nước sẽ đến khi họ kiệt sức vì cố bơi ngược dòng chảy. Dòng chảy xa bờ cũng gây nguy hiểm cho những người không biết bơi.
Nhận biết và giải pháp thoát khỏi dòng chảy xa bờ khi đi biển
Để nhận biết dòng chảy xa bờ khi đi biển, trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
Dòng chảy xa bờ thường có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
- Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
- Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
- Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ/ bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.
Để thoát khỏi dòng chảy xa bờ, bạn cần:
Trước khi bơi lội, bạn cần bỏ ra 5-10 phút để quan sát và phát hiện dòng chảy xa bờ.
- Nhanh chóng nhận ra tình trạng của mình, giữ bình tĩnh, bơi theo hướng song song với bờ cho đến khi thoát khỏi dòng chảy. Tùy từng trường hợp, có khi bạn phải bơi hàng trăm mét hoặc hơn rồi mới thoát khỏi nó, bắt đầu vào bờ.
- Khi bơi vào bờ, để tránh bị rơi vào dòng chảy xa bờ khác cần nhắm vào những điểm có sóng đập vào bờ, kết hợp quan sát để nhận ra những vật thể trôi nổi trên mặt nước đang dạt dần vào bờ.
- Nếu gặp dòng chảy xiết, không thể nào bơi thoát khỏi nó nên thư giãn, thử nổi trên mặt nước hoặc chỉ đứng nước để giữ sức. Dần dần, dòng chảy xa bờ suy yếu, lúc đó bạn bắt đầu bơi chéo góc hoặc thoát khỏi nó để vào bờ.
Giới chuyên gia nhấn mạnh, người thích tắm biển cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dòng chảy xa bờ, học cách nhận biết và thoát khỏi chúng. Nên đến những bãi tắm có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp. Nên tập bơi, đã biết bơi cũng không nên bơi một mình.
Theo Helino
-
Sức khỏe8 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe9 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe20 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe22 giờ trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCủ cải trắng là loại củ quen thuộc trong ẩm thực Việt. Không chỉ là thực phẩm ngon miệng, củ cải trắng còn được mệnh danh là "nhân sâm mùa đông" nhờ giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại cây này lá tưởng bỏ đi nhưng biết cách chế biến rau "tiến vua" vừa tốt cho tiêu hoá và thị lực nhưng lại thường không được tận dụng.