Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn

Để tránh Tết mất vui, ngoài việc hạn chế rượu bia quá đà, việc chăm sóc người say rượu đúng cách cũng đặc biệt quan trọng mà ai cũng cần phải biết.

Nhắc đến Tết cổ truyền chắc hẳn ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến những mâm cỗ xum họp cùng người thân, hàn huyên với bạn bè, hay giao lưu chúc tụng đối tác… Khi đó, việc uống rượu bia lại càng không thể tránh khỏi và tình trạng quá chén rồi say xỉn diễn ra vô cùng phổ biến. Đây cũng chính là lý do những tai nạn đáng tiếc luôn xảy ra nhiều hơn trong dịp Tết bởi người say thiếu tỉnh táo và không tự chủ được bản thân.

Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn-1

Vì vậy, để tránh Tết mất vui, ngoài việc hạn chế rượu bia quá đà, việc chăm sóc người say rượu đúng cách cũng đặc biệt quan trọng mà ai cũng cần phải biết để bảo vệ người thân của mình. Và dưới đây là điều cơ bản trong vấn đề chăm sóc người say rượu do các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn đọc nên tham khảo ngay để Tết vui mà luôn an toàn.

1. Nhanh chóng đưa người say về nghỉ ngơi

Nhiều người say rượu nhưng vẫn muốn kéo dài mãi cuộc vui, không có điểm dừng. Khi đó, người thân nên khéo léo ngăn không cho họ uống tiếp, đồng thời tìm cách nhanh nhất để đưa họ về nghỉ ngơi.

Để làm được điều đó, trước tiên bạn nên nhẹ nhàng gọi người say ra nói chuyện hoặc nhờ chút việc và đưa họ tránh xa khỏi bữa tiệc, tốt nhất là đến nơi yên tĩnh và có không khí trong lành. Khi đó, người say sẽ bị xao lãng khỏi cuộc vui, cũng không bị bạn nhậu lôi kéo nữa, thuận lợi hơn cho bạn thuyết phục và đưa họ về. Lưu ý không nên giục người say về ngay tại bàn nhậu vì rất có thể vì sĩ diện hoặc người khác châm chọc thì mục đích của bạn sẽ càng khó thực hiện.

Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn-2

2. Dìu người say về an toàn

Những người trong trạng thái say xỉn thường đi đứng không vững, rất dễ té ngã gây tổn thương cho cơ thể. Do đó, bạn cần phải dìu hoặc nhờ người dìu họ đi nhẹ nhàng, nương theo cách đi của họ đến nơi an toàn.

Lưu ý, nếu vị trí cần đến cách xa nơi ăn uống, tốt nhất bạn hãy đưa họ về bằng xe taxi hoặc lái ô tô (nếu có) đưa họ về nhưng tất nhiên là bạn không uống rượu bia và không say xỉn. Tuyệt đối không nên để người say tự lái xe về nhà vì trong tình trạng thiếu tỉnh táo, họ sẽ rất dễ gặp tai nạn, chưa kể nếu không may bị lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn thì sẽ phải chịu phạt rất cao.

3. Giữ thái độ nhẹ nhàng, nhường nhịn

Người say xỉn thường thiếu tỉnh táo và có phương hướng bạo lực hơn so với lúc bình thường. Nếu những người xung quanh cư xử không khéo kiểu chỉ trích, nói lời động chạm hay bông đùa cũng rất dễ khiến người say nổi giận, xửng cồ, thậm chí động chân động tay đánh đấm…

Do vậy nếu người thân say rượu, tốt nhất bạn nên nhường nhịn và cố gắng cư xử nhẹ nhàng để tránh xảy ra những xung đột ngoài ý muốn. Hãy để họ nghỉ ngơi đúng cách, đợi đến khi họ tỉnh tháo hẳn thì hãy nói chuyện cũng chưa muộn.

Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn-3

4. Cho người say uống thuốc hoặc thực phẩm giải rượu

Hiện các hiệu thuốc đều có bán thuốc giải rượu, bạn có thể mua về cho người say uống hỗ trợ việc giảm say, nhanh tỉnh táo trở lại.

Bên cạnh đó, việc cho người say uống các loại nước hoa quả có tác dụng giải rượu như chanh muối, nước ép cà chua, nước gừng tươi, nước ép bưởi… cũng là một lựa chọn đúng đắn.

Lưu ý, không nên cho người say rượu uống nước trà hay cà phê vì chúng có thể gây mất nước và mất ngủ. 

5. Không để người say tắm

Đây có thể coi là một điều cấm kỵ đối với người say rượu bất kể là tắn nước nóng hay nước lạnh vì có thể gây sốc, thậm chí   tử vong. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến nôn mửa hoặc ngất xỉu. Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn-4

6. Điều chỉnh tư thế nằm ngủ

Đa phần người say rượu thường nằm ngủ mê mệt ở tư thế thẳng hay nằm sấp nhưng các bác sĩ lại nhận định rằng đây là một tư thế sai. Tốt nhất hãy để người say nằm nghiêng sang bên phải vì nó có tác dụng uốn cong dạ dày, thức ăn ở bên không bị kích thích nôn ra ngoài. Nhưng nếu người say bị đói bụng thì nguy cơ cao là sẽ bị hạ đường trong máu, có thể dẫn đến tử vong hoặc những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ.

7. Không để người say ngủ một mình

Các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với người say rượu khi ngủ nên bạn cần phải túc trực bên họ để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ. Bạn có thể xem TV, đọc sách hoặc dọn phòng nhưng tốt nhất hãy ở trong phòng cùng với người say rượu để trông coi người say rượu, kịp thời phát hiện bất thường nếu có.

Vui quá đà dịp Tết dễ nảy sinh tình trạng say rượu: Chăm sóc người say thế nào để hạn chế rủi ro, Tết vui nhưng vẫn luôn an toàn-5

8. Kiểm tra bất thường và gọi ngay cấp cứu

Thực tế không ít trường hợp say rượu ngủ ly bì và gặp nguy hiểm đáng tiếc, thậm chí tử vong mà người nhà không kịp cứu chữa. Vì vậy khi người say ngủ, thỉnh thoảng phải kiểm tra tình hình, cách vài tiếng nên đánh thức họ dậy để tránh rơi vào tình trạng hôn mê mà không hề biết.

Chẳng hạn, hãy gọi tên người say rượu thật to, bảo họ mở mắt, cấu họ để chờ phản ứng… Theo dõi ngực để kiểm tra hơi thở, nếu bạn thấy họ hít thở đều khoảng 12-20 lần/phút là bình thường.

Nếu hơi thở chậm (thở 8 lần/phút hoặc 10 giây thở một lần) và người say không có phản ứng gì, có thể họ đã bị ngộ độc. Hoặc nếu phát hiện người say rượu có những biểu hiện như: hôn mê, co giật, suy hô hấp, tụt huyết áp, không bắt được mạch, loạn nhịp tim,…thì cần phải bấm 115 để gọi ngay xe cấp cứu đưa họ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Theo V.K – Vietnamnet


say rượu

Tết Nguyên Đán


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.