Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm

Có một tư thế ngồi nhiều người thích nhưng lại đặc biệt nguy hại, đó là ngồi vắt chéo chân. Cách ngồi này gây ra rất nhiều tác hại, từ hình thành cục máu đông đến huyết áp cao và các vấn đề về lưng.

Tiểu Lục, 30 tuổi làm việc trong ngành công nghệ thông tin, anh thường làm việc liên tục hơn 12 tiếng mỗi ngày. Một ngày, sau khi làm tăng ca đến tối muộn, Tiểu Lục về đến nhà đã gần sáng sớm. Kiệt sức đến cực hạn, anh thả mình vào chiếc sô pha êm ái, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu...

Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm-1

Tiểu Lục sau khi khám phát hiện bị vẹo cột sống

Khi trời trở lạnh, nửa đêm, một cơn gió thổi qua từ cửa sổ, Tiểu Lục bị đánh thức vì lạnh. Dụi mắt đứng dậy đi vào phòng ngủ tiếp thì bỗng thấy lưng đau dữ dội không nằm xuống hay gồi dậy được, đi lại cũng rất khó khăn. Anh hét lên với bạn cùng phòng của mình. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, người bạn cùng phòng vẫn còn đang lơ mơ ngủ ngay lập tức trở nên tỉnh táo vì sợ hãi, anh ta vội vàng gọi xe đưa Tiểu Lục đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân số 1 Hàng Châu.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng Tiểu Lục bị vẹo cột sống, giảm chiều dài thân và biến dạng cột sống, đó là lý do tại sao cậu ấy khi đi nhìn trông "vai cao vai thấp, chân dài chân ngắn". Sau khi hỏi kỹ tiền sử bệnh, bác sĩ thông báo cho Tiểu Lục rằng tình trạng của anh là hậu quả nghiêm trọng do ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài và cần phải phục hồi chức năng. Chỉ sau đó Tiểu Lục mới nhận ra sự nguy hiểm của việc ngồi bắt chéo chân và hối hận vì đã có thói quen ngồi này trong thời gian dài.

Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm-2

Thường xuyên ngồi vắt chéo chân trong khi làm việc là nguyên nhân gây bệnh

Sau ba tháng điều trị phục hồi chức năng tại Khoa Y học Phục hồi chức năng của Bệnh viện Số 1 Thành phố, tư thế xấu của Tiểu Lục đã được cải thiện đáng kể.

Ngồi vắt chéo chân không quá 10 phút, nếu không hại nhiều hơn lợi

Từ một góc độ nào đó, ngồi vắt chéo chân có thể điều chỉnh trọng lượng của một người, giúp chúng ta ổn định hơn khi ngồi; nó cũng có thể tạm thời làm giảm căng thẳng của chi dưới và cơ bắp, để các cơ có thể tạm thời được thư giãn. Nhưng phải nói rằng, ngồi vắt chéo chân trong thời gian ngắn và tốt nhất là không quá 10 phút, nếu không tác hại sẽ nhiều hơn lợi ích.

Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm-3

Ảnh minh họa

Ngồi vắt chéo chân trong nhiều giờ liền có thể dẫn đến tình trạng tê liệt thần kinh hoặc bại liệt

Điều này có thể xảy ra nếu bạn giữ nguyên một tư thế ngồi trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa học, tư thế ngồi bắt chéo chân là tư thế dễ gây ra bại liệt hoặc tê liệt thần kinh nhất.

Vào năm 2010, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngồi vắt chéo hai chân trong một thời gian dài, huyết áp của bạn có khả năng tăng cao. Thậm chí, ngay cả khi bạn không có vấn đề gì về huyết áp trước đó, việc tránh ngồi với tư thế này có thể giúp bạn sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn và có thể ngăn ngừa bệnh rối loạn thần kinh tuần hoàn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết luận này đó là do khi bạn đặt đầu gối lên đầu gối còn lại, cơ thể sẽ dẫn ngược máu từ chân lên ngực, điều này khiến cho một lượng máu lớn được bơm ra khỏi tim, làm tăng huyết áp của cơ thể. Một lý giải khác cho kết luận này đó là huyết áp tăng cao do tập thể dục đẳng trường (kiểu tập thể dục khi khớp xương của bạn không di chuyển và cơ bắp không thay đổi chiều dài) trong một thời gian dài tạo nên lực cản cho việc lưu thông máu. Đó là lý do tại sao ngồi vắt chéo chân tại mắt cá chân lại không có tác hại nhiều như khi bạn vắt chéo chân tại đầu gối.

Ngồi vắt chéo chân có thể dẫn đến việc mất cân bằng xương chậu

Ngồi vắt chéo chân trong thời gian dài khiến cơ bắp đùi bên trong ngắn hơn và cơ bắp đùi bên ngoài dài hơn, làm cho các khớp của bạn có nguy cơ bị lệch.

Chàng thanh niên 30 tuổi phải vào viện cấp cứu, bác sĩ cảnh báo một kiểu ngồi rất nguy hiểm-4

Ảnh minh họa

Ngồi vắt chéo chân làm tăng nguy cơ phát triển các "tĩnh mạch mạng nhện"

Mặc dù yếu tố lớn nhất góp phần gây nên bệnh giãn tĩnh mạch là do gen di truyền, nhưng việc thường xuyên ngồi bắt chéo chân cũng có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch nén. Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều van nhỏ trong các mạch máu, giúp ngăn ngừa máu chảy sai hướng. Khi chân bạn vắt chéo, áp lực tĩnh mạch cơ thể tăng lên và cản trở sự vận chuyển máu, khiến cho các mạch bị thu hẹp và yếu đi. Điều này có thể gây ra tràn máu ở chân và làm cho tĩnh mạch chân của bạn sưng lên.

Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước. Khi ngồi từ 1- 2 tiếng cần đứng dậy để vận động, tránh ngồi và đứng trong thời gian dài, và thường xuyên thay đổi tư thế.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chang-thanh-nien-30-tuoi-phai-vao-vien-cap-cuu-bac-si-canh-bao-mot-kieu-ngoi-rat-nguy-hiem-162211303135959202.htm

Bác sĩ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.