- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chỉ mổ lợn, người đàn ông bất ngờ nhiễm loại khuẩn nguy hiểm
Khoảng 10 ngày trước vào viện, ông L. ở Phú Thọ có mổ lợn. Sau khoảng 1 tuần, ông có biểu hiện sốt cao và nổi ban khắp người. Vào viện, ông đã bị nhiễm khuẩn nặng, thở nhanh.
Ngày 3/6, các bác sĩ khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho hay đơn vị này vừa tiếp nhận hai trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do liên cầu lợn.
Người thứ nhất là ông C.T.L (44 tuổi) ở Tam Nông, Phú Thọ. Ông L. vào viện cách đây hơn 2 tuần do sốt cao 40 độ C, nổi ban toàn thân, nhiễm khuẩn nặng, thở nhanh, mạch nhanh.
Theo chia sẻ của người nhà, khoảng 10 ngày trước vào viện, người bệnh có mổ lợn. Sau khoảng 1 tuần, ông có biểu hiện sốt cao và nổi ban khắp người.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhiễm khuẩn huyết nghi do liên cầu lợn. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, lọc máu, chăm sóc vùng da bị tổn thương kết hợp dinh dưỡng.
Sau 4 ngày, người bệnh hết sốt, các ban hoại tử không còn lan rộng, các xét nghiệm cận lầm sàng cho kết quả tốt. Hiện tại tình trạng người bệnh đã dần ổn định và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Ca bệnh thứ hai là ông N.V.C (67 tuổi). Ông C. được đưa vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng sốt cao, rét run, rối loạn ý thức.
Kết quả xét nghiệm, chọc dịch tủy não cho thấy người bệnh bị viêm màng não do liên cầu lợn. Hiện người bệnh hết sốt, ý thức cải thiện dần và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Theo BS Nguyễn Đức Lịch – Khoa Cấp cứu, liên cầu lợn là vi khuẩn gây bệnh cho lợn và có nguy cơ lây cho người khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn bệnh.
Người nhiễm liên cầu lợn có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Quá trình diễn biến bệnh lý phụ thuộc vào mầm bệnh và sự đáp ứng của từng cơ thể.
Để phòng bệnh liên cầu lợn, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh sống, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.
- Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, như xuất huyết hoặc phù nề.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, lợn chết; tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột, đau đầu, chóng mặt, nổi ban ở da… và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh nguy hiểm tính mạng.
Theo VietNamNet
-
Cháy chung cư mini ở Hà Nội, nhiều người thương vongSức khỏe3 giờ trướcSau 10 ngày điều trị, Bệnh viện Bạch Mai sẽ làm thủ tục xuất viện cho nhiều nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào chiều nay.
-
Sức khỏe3 giờ trướcChuyên gia cho biết, thường xuyên làm điều này mỗi ngày có thể giúp bộ não 'trẻ hơn 30-50 tuổi'.
-
Sức khỏe3 giờ trướcViện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.
-
Sức khỏe6 giờ trướcChị em hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ăn uống của hoa hậu chuyển giới Hương Giang để giảm cân, giữ dáng, lại không phải lo cơ thể yếu ớt.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân tới khám bệnh với biểu hiện rất nhiều tổn thương ung thư da, tập trung chủ yếu ở vùng mặt, cổ.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĐây đều là những thực phẩm quen thuộc với người Việt, nhiều loại còn có sẵn trong gian bếp.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTheo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu..., có thể dùng tươi, khô, làm trà, nấu cháo...
-
Sức khỏe23 giờ trướcKhi đi lấy máu để đo đường huyết, nhiều người có chung câu hỏi: "Nên lấy máu ở ngón tay nào là chính xác nhất? Thông thường chúng ta thường dùng ngón trỏ, điều này có đúng không?".
-
Sức khỏe1 ngày trướcVụ ngộ độc bị nghi ngờ là do món cá mòi "nhà làm" tại một nhà hàng ở Bordeaux - Pháp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người hay vứt đi bộ phận này khi sơ chế cá, không ngờ nó lại ẩn chứa rất nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm cân khoa học là phải đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho các hoạt động cũng như không tác động tiêu cực tới sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐi bộ không chỉ giúp bạn thon gọn, giảm cân mà còn mang lại nhiều giá trị khác cho sức khỏe. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành 30 phút cho việc này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThói quen này không chỉ giúp nữ diễn viên, MC Puka (tên thật là Nguyễn Kiều Cẩm Thơ) giữ eo thon, duy trì vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn mà còn cực tốt cho sức khỏe, được giới chuyên gia ủng hộ.