Chữa hẹp bao quy đầu ở phòng khám tư, bé trai phải mổ cấp cứu

Bé trai 9 tuổi đến cấp cứu với bao quy đầu sưng đỏ, chảy dịch sau 2 ngày nong hẹp bộ phận này ở phòng khám tư.

Ngày 7/6, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, các bác sĩ vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 9 tuổi đến cấp cứu với tình trạng bao quy đầu sưng đỏ, chảy dịch viêm.

Người nhà bệnh nhân kể lại bé trai bị hẹp bao quy đầu nên đã đến phòng khám tư để nong hẹp. Sau 2 ngày, gia đình phát hiện bao quy đầu của trẻ không lộn xuống được, xuất hiện tình trạng như trên.

Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp chẩn đoán bệnh nhi bị nghẹt, hoại tử bao quy đầu, phải mổ cấp cứu cắt bỏ bao quy đầu và tổ chức hoại tử. Sau mổ, bệnh nhân ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại khoa.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu phủ trên dương vật bị "dính", thắt chặt, không thể kéo tuột xuống được. Khoảng 96% trẻ sơ sinh nam khi sinh ra bị hẹp bao quy đầu. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Hẹp bao quy đầu sinh lý: chiếm hầu hết trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý: ít gặp hơn (dưới 16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.

Nghẹt bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo lên về bình thường để che phủ quy đầu, bị nghẹt và phù nề, sưng đỏ, nguy cơ hoại tử.

Hẹp bao quy đầu ở đa số trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng như sưng, đỏ, đau vùng da quy đầu dương vật, ba mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn vì đó có thể là dấu hiệu bị viêm quy đầu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Để tránh những trường hợp như cháu bé trên, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín. Khi chăm sóc cha mẹ cần biết cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, để ngăn ngừa viêm nhiễm gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: chú ý thay tã thường xuyên, tránh bị hăm tã và gây kích ứng da. Rửa bộ phận sinh dục khi tắm mỗi ngày.

- Không nên cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của trẻ vì nguy cơ rách, chảy máu, sẽ gây xơ hóa sau này dẫn đến hẹp bao quy đầu bệnh lý.

- Chỉ cần kéo nhẹ nhàng bao quy đầu của trẻ xuống, khi bao quy đầu trẻ đã tuột được (một phần hoặc hoàn toàn), ba mẹ có thể rửa và lau khô. Sau đó, nhớ kéo bao quy đầu trở lại bình thường phủ lên đầu dương vật, nếu không sẽ gây nghẹt bao quy đầu.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/dau-duong-vat-hoai-tu-tim-den-sau-2-ngay-nong-hep-o-phong-kham-tu-2151854.html

hẹp bao quy đầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.