- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia Bệnh viện Nhi TƯ cảnh bảo biến chứng nguy hiểm của cúm mùa năm 2019
Theo khuyến cáo của Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cúm mùa năm nay số lượng bệnh gặp biến chứng viêm não do virút cúm tăng.
Theo khuyến cáo của Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cúm mùa năm nay số lượng bệnh gặp biến chứng viêm não do virút cúm tăng.
3-4 ca viêm não sau cúm
Biến chứng viêm não do virút cúm, là biến chứng rất ít gặp. Trong những năm trước đây khoa truyền nhiễm một năm chỉ gặp một bệnh nhân bị biến chứng viêm não. Tuy nhiên, năm nay từ đầu năm khoa đã tiếp nhận 3-4 bệnh nhi biến chứng Viêm não.
Trường hợp bệnh nhi Nguyễn Linh Nhi (2 tuổi – tên nhân vật đã được thay đổi) bị biến chứng viêm não sau cúm đang phải điều trị tại khoa. Theo gia đình bệnh nhi, 3 ngày đầu bệnh nhi sốt cao liên tục. Bước sang ngày thứ 4, bệnh nhi hạ sốt gia đình nghĩ con đã đỡ bệnh.
Tuy nhiên, bé Nhi lại ngủ rất nhiều, ngủ cả ngày không ăn uống. Ngay sau đó, bệnh nhi được đưa tới bệnh viện Nhi Trung ương và được chẩn đoán viêm não sau cúm. Nhờ được điều trị kịp thời hiện bệnh nhi đã tỉnh và ngồi dậy chơi được.
Số bệnh nhi mắc cúm đang tăng.
Còn trường hợp của bé Nguyễn Văn Lâm (4 tuổi, tại Hải Dương – tên nhân vật đã thay đổi) bệnh nhi sốt cao nhiều ngày, khi trẻ có biểu hiện co giật, li bì được người nhà đưa đi khám thì đã bị viêm não sau cúm.
Bác sĩ Hải cho hay, "Biến chứng viêm não sau khi mắc cúm năm nay tần xuất gặp nhiều hơn các năm khác. Biến chứng xuất hiện vào ngày 2-3 sau sốt cao trẻ ngủ nhiều, buồn nôn, nôn khan, co giật… và có những biểu hiện của nhiễm khuẩn thần kinh trung ương (li bì, co giật…).
Một số biến chứng khác gặp khi mắc cúm như viêm phổi do vi rút cúm hoặc bội nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong hầu, họng của bệnh nhân".
Đặc biệt cần lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng khi trẻ mắc cúm
Bác sĩ Hải lưu ý, vào mùa Xuân độ ẩm trong không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển. Đặc biệt ở những nơi đông người như nhà trẻ, cơ quan đông người, chung cư đông người. Ở người lớn bệnh hay gặp nhất là cúm, ở trẻ có thêm sởi, quai bị…
Tại khoa Truyền nhiễm mỗi ngày 3-15 bệnh nhân cúm/ ngày. Cúm là bệnh lây lan rất nhanh, triệu chứng giống như các trường hợp sốt virút nói chung.
"Điểm đặc biệt sốt do cúm thường rất cao 39-40 độC. Khi bệnh nhân sốt cao nếu xử lý sốt không tốt dễ xảy ra tình trạng co giật. Ngoài triệu chứng sốt, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng ho nhiều, chảy nước mắt, chảy nước mũi, khám họng có thể viêm đỏ có thể viêm phế quản…", bác sĩ Hải nói.
Điều trị cúm cần phải lưu ý tới vấn đề hạ sốt và và chăm sóc phòng biến chứng. Dùng thuốc hạ sốt 6 tiếng/ lần, vệ sinh mũi, miệng, họng hàng ngày, nếu trẻ ho dùng thuốc giảm ho tránh biến chứng viêm phổi.
"Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ rất quan trọng khi trẻ sốt 1 độ nhu cầu dinh dưỡng phải tăng thêm 10% giúp hồi phục cơ thể rất nhanh. Khi trẻ bị ốm phải tăng nhu cầu dinh dưỡng lên 20-30%", bác sĩ Hải lưu ý.
Theo bác sĩ Hải hầu hết các bệnh nhân mắc cúm nên điều trị tại nhà. Khi điều trị cần lưu ý trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, trẻ khó thở tăng, trẻ không chơi nên nhập viện.
Một số trẻ có chỉ định nhập viện khi bị cúm trên nền viêm phổi, suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng hoặc mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, việc dùng thuốc tamiful điều trị cúm phải dùng sớm tốt nhất trong 48 giờ đầu mới có tác dụng. Việc sử dụng thuốc sau 48 giờ thì rất ít tác dụng.
Theo Trí thức trẻ
-
Sức khỏe2 giờ trướcĐang làm việc, Xiao Li cảm thấy chóng mặt, tê cóng hai tay rồi gục xuống bàn làm việc.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhóm học sinh lớp 5-6 ở Mexico phải điều trị y tế sau khi tham gia thử thách trên mạng: Ai tỉnh táo lâu nhất sau khi uống thuốc an thần.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTập thể dục thường xuyên là thói quen tốt, nhưng khi cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì hãy nghỉ ngơi vì bạn đang bị quá mệt.
-
Sức khỏe6 giờ trướcNgười đàn ông 51 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng điều trị các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp. Tối 24/1 (tức mùng 3 Tết), ông đột ngột khó thở, đau tức ngực dữ dội, đi cấp cứu, trong 15 phút ngừng tim tới 5 lần.
-
Sức khỏe7 giờ trướcHệ thống mạch máu có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống cũng như hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới việc chăm sóc chúng.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTheo khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế, độ tuổi sinh đẻ của bố mẹ có thể một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNghiên cứu mới từ Trường Y tế Công cộng của Đại học Hoàng gia cho thấy "thực phẩm siêu chế biến" có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcTrong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết não ngày càng trẻ hóa, điều này có liên quan nhiều đến một số hành vi như thừa cân, uống rượu và hút thuốc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi đang ngủ, ông Hiếu thấy mình bị yếu liệt chân tay, nói ngọng. Do thường xuyên đọc báo về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, ông nhận ra mình đang có dấu hiệu của bệnh đột quỵ nên gọi bạn nhờ đưa đi cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGừng là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp. Không chỉ có chức năng làm gia vị mà gừng còn có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiảm cân quá nhanh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng!
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo nghiên cứu mới của Đại học Copenhagen (Đan Mạch), thêm sữa vào cốc cà phê của bạn có thể có tác dụng chống viêm cho cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBếp ga là một trong những vật dụng quen thuộc trong căn bếp gia đình, tuy nhiên khí thải từ bếp ga có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của hệ hô hấp.