- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia khuyến cáo đây là những bộ phận của lợn không nên ăn nhiều nếu không muốn mắc bệnh
Thứ hai, 20/11/2017 20:00
Thịt lợn là món ăn thường xuất hiện nhất trên mâm cơm của người Việt hàng ngày. Ăn thịt lợn giúp cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất… mà cơ thể cần để hoạt động và làm việc.
Thịt lợn là món ăn thường xuất hiện nhất trên mâm cơm của người Việt hàng ngày. Ăn thịt lợn giúp cung cấp nguồn chất đạm, chất béo, khoáng chất… mà cơ thể cần để hoạt động và làm việc.
Thịt lợn ngon, dễ ăn, dường như ai cũng có thể ăn được loại thịt này một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được toàn bộ những bộ phận trên con lợn.
Tùy theo tính chất, bộ phận của lợn, có những người nên ăn mỡ, có người nên ăn nạc… nói chung từng bộ phận của lợn nên được sử dụng phù hợp với sức khỏe người tiêu dùng. Một số lưu ý của chuyên gia về những bộ phận của lợn không nên ăn nhiều có thể có ích với bạn:
Nội tạng lợn nói chung
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), những người già yếu, người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nội tạng lợn cũng như tim, phổi, gan lợn.
"Đây là những bộ phận trong con lợn có hàm lượng cholesterol cao, đặc biệt trong ruột lợn chứa protein là chất rất khó tiêu. Do đó, người già có hệ tiêu hóa kém, người mắc bệnh tim mạch không nên ăn nội tạng lợn nói chung", vị chuyên gia này cho hay.
Gan lợn
Trong gan lợn chứa rất nhiều cholesterol và kim loại nặng. Mặc dù đây là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng đừng quên tất cả thức ăn khi lợn ăn đều phải qua gan để giải độc. Trong quá trình thải độc, gan vô tình giữ lại nhiều chất độc hại tồn dư như chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi, kim loại nặng…
Nếu ăn gan, những người già yếu hay mắc bệnh tim mạch sẽ dễ dàng nạp thêm chất độc hại vào cơ thể. Người bình thường khỏe mạnh cũng không nên ăn gan quá nhiều, phải cân nhắc số lượng ăn làm sao để cơ thể có khả năng đào thải độc tố tốt nhất.

Trong gan lợn chứa rất nhiều cholesterol và kim loại nặng.
Phổi lợn
Phổi lợn có rất nhiều phế nang, là nơi dễ dàng tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Lợn có thói quen hít thở sát mặt đất, nên lượng bụi bẩn hít vào phổi mỗi ngày cực lớn. Khi ăn bộ phận này, chúng ta rất dễ nạp vào cơ thể nhiều bụi bẩn, kim loại nặng.
Tất nhiên là việc chế biến sạch sẽ kèm sức đề kháng tốt, người khỏe mạnh bình thường vẫn có thể ăn phổi lợn nhưng cũng không nên ăn nhiều. Người già, người mắc bệnh mãn tính không nên ăn phổi lợn.
Óc lợn
Chưa hết, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, óc lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, không tốt cho người già cũng như người mắc bệnh tim mạch dù đây là bộ phận chứa nhiều canxi, phốtpho, sắt. Do đó, đây cũng là bộ phận của lợn không nên ăn nhiều.

Óc lợn cũng chứa hàm lượng cholesterol cực cao, không tốt cho người già cũng như người mắc bệnh tim mạch
Mỡ lợn
PGST.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, người già, người mắc bệnh béo phì, người muốn giảm cân không nên ăn mỡ lợn. Mỡ động vật nói chung là axit béo bão hòa, khi vào trong cơ thể con người vốn khó tiêu hóa. Cơ thể người già có các cơ quan, trong đó đặc biệt là cơ quan tiêu hóa đã bị suy giảm chức năng.
Ở người già, men lipase (men tiêu hóa mỡ) giảm nhiều, nếu người già ăn mỡ vào sẽ khó hấp thụ. Nếu ăn nhiều mỡ sẽ làm cho lượng mỡ trong máu tăng cao (tăng cholesterol máu) gây nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch.
Người béo phì, muốn giảm cân không nên ăn mỡ lợn nhiều vì khiến tình trạng giảm cân trở nên khó khăn hơn.

Người già, người mắc bệnh béo phì, người muốn giảm cân không nên ăn mỡ lợn.
Bì lợn
Bì lợn vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng, thậm chí nhiều chị em phụ nữ còn tin rằng bì lợn chứa nhiều collagen rất có lợi để làm đẹp da, kéo dài tuổi thanh xuân. Thực tế thì đây là một trong những bộ phận của lợn không nên ăn nhiều.
"Bì lợn rất khó tiêu hóa. Bì lợn cũng như bất cứ da động vật nào nói chung đều không nên ăn. Điều này đúng cho tất cả mọi người, dù nam hay nữ, già hay trẻ. Nguyên nhân là bì lợn có hàm lượng chất dinh dưỡng cực thấp, lại có nhiều rủi ro như ăn phải bóng bì bẩn…", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
"Protein ở da chủ yếu được cấu tạo từ galetin và collagen. Chúng có vai trò trong việc làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, rất quan trọng để cấu tạo da, xương, sụn, các tổ chức liên kết trong cơ thể. Nhưng đây là loại protein rất khó tiêu, do đó không nên ăn nhiều.
Ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể mắc bệnh", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Bì lợn cũng như bất cứ da động vật nào nói chung đều không nên ăn.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, lớp mỡ gần da động vật có chứa rất nhiều cholesterol xấu, là nguyên nhân gây nên những căn bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao, béo phì nếu chúng ta ăn quá nhiều.
Nhóm đối tượng đang mắc những căn bệnh này, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nếu ăn da động vật đều không tốt cho sức khỏe.
Về việc ăn bì lợn có giúp làm đẹp da hay không, theo ông Thịnh, điều này không có cơ sở khoa học. Khi đi vào cơ thể, lớp da này sẽ bị phân hủy thành các axit amin và tiếp tục được đưa vào tổng hợp tạo ra các chất khác. Do đó, việc bổ sung cho da hay cải thiện nhan sắc là điều rất khó.
Theo Trí thức trẻ
Gửi bình luận
-
Sức khỏe2 giờ trướcBệnh nhi (7 tuổi, nặng 38kg, trú tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng co giật toàn thân, tím tái.
-
Sức khỏe2 giờ trướcBệnh nhân đậu mùa khỉ nổi các nốt sần, chuyển dần thành mụn nước. Người mắc Covid-19 bị phát ban giống nổi rôm hoặc thành mảng như tổ ong.
-
Sức khỏe2 giờ trướcBa sản phẩm hỗ trợ giảm béo và tăng cường sinh lý vừa bị phát hiện chất cấm Sildenafil, Sibutramine.
-
Sức khỏe3 giờ trướcTrong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính mát. Chúng ta hay dùng rau muống trong bữa cơm hàng ngày nhưng ít ai biết rằng nó có thể được sử dụng như một loại thuốc để trị nhiều bệnh thường gặp.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCác nhà khoa học tại Anh cho biết ít nhất một thuốc kháng virus có triển vọng chống lại bệnh đậu mùa khỉ.
-
Sức khỏe8 giờ trướcMặc dù vậy, cha mẹ lại vô tư không hề hay biết luôn cho con uống ngay từ khi còn rất nhỏ dưới mác giới thiệu thực phẩm cho con.
-
Sức khỏe8 giờ trướcNgười dân ở các vùng trường thọ coi bữa sáng là quan trọng nhất, dùng nhiều loại rau quả, không ăn quá no…
-
Sức khỏe9 giờ trướcMít chứa nhiều đường, lại còn có tính ấm nên không thể dùng tùy tiện. Theo khuyến cáo, có một số nhóm người dưới đây nên thận trọng khi ăn mít.
-
Sức khỏe20 giờ trướcChức năng gan bất thường, bao gồm cả khả năng bị viêm gan sau khi nhiễm Covid-19, đã được ghi nhận trong suốt đại dịch.
-
Sức khỏe22 giờ trướcBản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/5 của Bộ Y tế cho biết ghi nhận 1.323 ca mắc mới COVID-19 tại 43 tỉnh, thành; trong ngày số khỏi gấp gần 5 lần số mắc mới; Không có F0 nào tử vong trong ngày và cả nước chỉ còn 216 F0 nặng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcMặc dù u bướu là một trong những triệu chứng ung thư vú phổ biến nhất, nhưng có nhiều dấu hiệu tiềm ẩn khác cũng cho thấy nguy cơ mắc căn bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSố ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh trên địa bàn TPHCM, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 7 ca tử vong. Ổ dịch đã xuất hiện tại 17 quận huyện và thành phố Thủ Đức, nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn và đưa ra những cảnh báo về căn bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại 12 quốc gia trên thế giới và có nguy cơ lan sang nhiều nước khác.