Chuyên gia "mách" bạn cách điều trị đúng bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất nguy hiểm nhưng nhiều người vì ngại nên trì hoãn việc khám sớm. Điều này không chỉ khiến cho người bệnh đau đớn mà còn dẫn đến việc khó khăn trong điều trị.

Bệnh trĩ rất nguy hiểm nhưng nhiều người vì ngại nên trì hoãn việc khám sớm. Điều này không chỉ khiến cho người bệnh đau đớn mà còn dẫn đến việc khó khăn trong điều trị.

Những tình huống dở khóc dở cười

Ông bà ta thường có câu: "Thập nhân cửu trĩ" tức là cứ 10 người thì có tới 9 người trong một giai đoạn của cuộc đời sẽ bị trĩ. Dù chưa có thống kê cụ thể nhưng căn bệnh này rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chưa từng mắc, khó mà hình dung được những "đoạn trường" mà người bệnh phải trải qua khi bị bệnh trĩ.

Đến khám tại khoa Tiêu hoá, bệnh viện Bạch Mai, cô Hoàng Thị H. ở Thái Bình cho biết cô thường gặp triệu chứng đi ngoài ra máu trong một thời gian dài nhưng do ngại nên không đi khám. Đến lúc thường xuyên thấy đại tiện đau rát, thì cô mới chịu đến viện.

Bác sĩ cho biết cô đã bị trĩ giai đoạn 1, tuy nhiên lại bị kèm theo hiện tượng nứt kẽ hậu môn do táo bón dài ngày. Cô H. cũng cho biết cô đã đi chạy chữa ở rất nhiều nơi, áp dụng đủ mọi biện pháp như dùng thuốc ngâm, bôi, uống nhưng bệnh đều không đỡ.

Chuyên gia mách bạn cách điều trị đúng bệnh trĩ - Ảnh 1.

Một trường hợp nghiêm trọng hơn, anh Hoàng Xuân Ca (Nam Định) bị trĩ đã 10 năm nay. Thời gian gần đây anh cảm thấy rất đau đớn, khó chịu vì xung quanh vùng hậu môn lúc nào cũng ướt, búi trĩ sưng phồng không tự co lại được, kể cả đưa tay nhấn vào cũng khó, khiến anh đứng ngồi không yên.

Trường hợp này, các bác sĩ xác định anh bị trĩ độ 4 rất nặng. Nếu không chạy chữa kịp thì hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Cầm kết quả khám trong tay, anh Ca lo lắng nói: "Bệnh này tưởng đơn giản nên tôi cứ chần chừ không chữa, ai ngờ giờ phức tạp thế này..."

GS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ nhiệm khoa tiêu hoá Việt Nam cho biết, trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch, là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là với những người ít vận động. Do thói quen ít vận động sẽ dẫn đến các mạch máu tĩnh mạch bị ứ lại, thành tĩnh mạch bị giãn ra gây sung huyết ở trực tràng và hậu môn tạo thành các búi trĩ.

Đây là bệnh ở vùng kín nên nhiều bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ rất ngại đi khám và điều trị. Có nhiều người âm thầm chịu đựng sự bất tiện của bệnh đến khi bệnh trở nên rất nghiêm trọng hoặc có biến chứng thì mới chịu đến viện.

Điều này không chỉ làm cho chất lượng sống của bệnh nhân trở nên tồi tệ mà khi đã để những biến chứng xảy ra thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

Chuyên gia mách bạn cách điều trị đúng bệnh trĩ - Ảnh 2.

Bệnh trĩ – nhiều người mắc, ít người biết cách điều trị đúng

Bệnh trĩ có thể coi là căn bệnh tế nhị, vì đây là bệnh tại vùng kín. Chính vì thế, rất nhiều người e ngại không muốn đi khám và điều trị bệnh mà thường tìm cách tự chữa chạy.

Chính vì sự e ngại và cố gắng tự chữa bệnh khiến cho thời gian một người mắc bệnh trĩ mà không được điều trị có khi lên đến vài năm hoặc hàng chục năm, đến khi bệnh nhân đến viện thì tổn thương thường rất lớn.

Để trĩ không chuyển sang giai đoạn nặng, mọi người phải có ý thức phòng ngừa trĩ tái phát, điều trị kiên trì đúng phác đồ ngay từ giai đoạn nhẹ 1, 2, khi mới có các biểu hiện như chảy máu, búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện sau đó tự co vào được tránh để trĩ tiến triển sang giai đoạn 3, 4.

Nên sử dụng kết hợp 3 liệu pháp: thuốc + ăn uống + sinh hoạt, trong đó, sử dụng các thuốc y học cổ truyền với tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Sở dĩ nên sử dụng thuốc y học cổ truyền bởi theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu, các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau, viêm…) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến căn bệnh này hay bị tái phát.

Nên sử dụng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã hết, không nên nôn nóng dừng thuốc.

Về ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Chú ý tới các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, bí đỏ, rau dền... Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) cũng giúp làm mềm phân, từ đó đi ngoài dễ dàng hơn.

Về sinh hoạt, nên tập thể dục đều đặn hàng ngày với một môn thể thao phù hợp (đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội...). Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng nhu động ruột, hỗ trợ rất nhiều cho tiêu hóa.

Ngoài ra, mọi người nên có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Điều này là luyện phản xạ có điều kiện. Không nên nhịn đi vệ sinh vì sau vài lần nhịn sẽ bị táo bón, dễ gây tái phát bệnh trĩ.

Theo Trí Thức Trẻ

Bệnh trĩ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.