Chuyên gia thế giới nói về khả năng COVID-19 giảm lây lan khi thời tiết ấm lên

Liệu có quá chủ quan khi cho rằng, COVID-19 sẽ tự động biến mất khi nhiệt độ ngoài trời gia tăng?

Chuyên gia thế giới nói về khả năng COVID-19 giảm lây lan khi thời tiết ấm lên-1

Tờ SCMP trích nguồn một nghiên cứu mới cho hay, virus corona mới – hay còn gọi là COVID-19 có thể lây lan nhanh nhất ở một khoảng nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo mọi người không nên tin rằng, COVID-19 sẽ phản ứng với sự thay đổi của thời tiết theo đúng cách mà các virus khác như cúm mùa hay cảm lạnh… thường có.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tìm hiểu về những biến đổi theo mùa và nhiệt độ trong cơ chế lây lan của virus corona mới.

Trong báo cáo công bố hồi tháng trước nhưng còn đang chờ đợi thẩm định, họ chỉ ra, nhiệt độ cao có một vai trò đáng kể tới cách virus lây lan.

"Nhiệt độ có thể thay đổi đáng kể sự lây lan của COVID-19", báo cáo viết. "Và có tồn tại nhiệt độ thích hợp nhất cho sự lây nhiễm".

COVID-19 được cho là "cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ cao". Đây có thể là lý do tại sao nó không lây lan quá nhiều ở các nước khí hậu ấm – ngược lại với tình trạng ở các nước khí hậu lạnh.

Vì vậy, các nhà khoa học đề xuất, "các nước và khu vực có nhiệt độ thấp cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo nhất".

Nhiều chính phủ và cơ quan y tế các nước cho rằng, virus corona có thể giảm bớt khả năng lây nhiễm nếu thời tiết ấm lên – giống như nhiều virus tương tự khác thường gây ra cảm lạnh và cúm mùa.

Chuyên gia thế giới nói về khả năng COVID-19 giảm lây lan khi thời tiết ấm lên-2
Mặc dù có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới nhưng Singapore vẫn có số ca nhiễm COVID-19 cao (ảnh: SCMP)

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học bao gồm cả nhà dịch tễ học Marc Lipsitch từ Đại học Harvard lại cho rằng, vẫn có khả năng duy trì thậm chí là gia tăng lây nhiễm COVID-19 trong những điều kiện độ ẩm khác nhau – từ các tỉnh lạnh và khô tại Trung Quốc cho tới các địa điểm nhiệt đới, như Quảng Tây, khu tự trị người Choang ở miền nam Trung Quốc và Singapore.

"Nếu chỉ tính riêng thời tiết, như việc tăng nhiệt độ và độ ẩm khi các tháng mùa xuân và mùa hè tới ở Bắc Bán cầu, không nhất thiết khiến các trường hợp lây nhiễm giảm đi mà không cần tới những can thiệp y tế công cộng", nghiên cứu chỉ ra hồi tháng Hai.

Đội ngũ các nhà khoa học ở Quảng Châu tiến hành nghiên cứu của họ dựa trên các trường hợp nhiễm COVID-19 mới được xác định trên thế giới từ ngày 20/1 tới 4/2, trong đó có cả hơn 400 thành phố và khu vực của Trung Quốc. Sau đó chúng được kết hợp các dữ liệu khí tượng học chính thức trong tháng 1 tại Trung Quốc và các thành phố thủ đô của các nước có người nhiễm.

"Nhiệt độ…. có một ảnh hưởng tới môi trường sống của con người và có thể đóng vai trò lớn trong y tế công đặc biệt đối với lĩnh vực phát triển và kiểm soát dịch bệnh", nghiên cứu đánh giá. Ngoài ra, theo nghiên cứu, khí hậu cũng có thể góp phần giải thích cho việc tại sao dịch bệnh lại bùng phát ở thành phố Vũ Hán – nơi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện.

Một số chuyên gia khác như ông Hassan Zaraket, trợ lý giám đốc tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Mỹ Beirut nhận định, có khả năng, thời tiết ấm và ẩm hơn sẽ khiến virus kém ổn định và trở nên lây lan khó hơn.

"Chúng ta vẫn đang tìm hiểu về virus này, nhưng dựa vào những gì chúng ta đã biết về các virus corona khác, chúng ta có thể hy vọng điều đó", ông nói. "Khi nhiệt độ ấm lên, tính ổn định của virus có thể giảm… nếu thời tiết giúp chúng ta giảm mức độ lây nhiễm và tính ổn định môi trường của virus, thì chúng ta có thể phá vỡ chuỗi lây nhiễm".

Mặc dù vậy, ngay cả khi điều này là chính xác, theo ông, vẫn chưa thể khẳng định đó là lợi ích lớn nhất mà nó đem lại trong việc ngăn cản lây nhiễm cộng đồng của COVID-19.

Còn giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cũng kêu gọi mọi người đừng nghiễm nhiên cho rằng dịch bệnh sẽ tự động giảm trong mùa hè.

"Chúng ta phải nghĩ tời việc virus vẫn tiếp tục có khả năng lây lan", ông Ryan cảnh báo. "Sẽ là một hy vọng sai lầm nếu khẳng định, đúng, nó [COVID-19] sẽ biến mất như bệnh cúm… chúng ta không thể nhận định như thế. Và không có bằng chứng nào cho chuyện đó".

CNN đưa tin, tính đến trưa ngày 8/3, tổng số trường hợp xác định dương tính với COVID-19 trên toàn thế giới vượt mức 105.000 người với ít nhất 3.599 người tử vong. Trong khi tình hình tại Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực, thì tại các ổ dịch lớn khác trên thế giới, diễn biến dịch bệnh còn nhiều phức tạp. Tại châu Âu, Thủ tướng Giuseppe Conte đã chính thức ra lệnh phong tỏa phần lớn miền bắc Italy, bao gồm toàn bộ vùng Lombardy và 14 tỉnh thành khác vì sự lây lan vẫn chưa thể kiểm soát của COVID-19 tại đất nước này.

Tại Hàn Quốc, ngày hôm nay có thêm 367 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm của quốc gia châu Á lên hơn 7.130 người, với ít nhất 50 người tử vong. Còn tại Mỹ, đã có khoảng 444 trường hợp dương tính với COVID-19 tại 32 bang. Số lượng người tử vong tại Mỹ cho tới thời điểm hiện tại là 50 người.

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/chuyen-gia-the-gioi-noi-ve-ve-kha-nang-covid-19-giam-lay-lan-khi-thoi-tiet-am-len-20200308161647468.htm

virus corona

Viêm phổi cấp

dịch bệnh

virus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.