Cô gái nôn ra máu, ngất xỉu chỉ vì ăn quá nhiều loại rau “đặc sản mùa xuân"

Ăn tối xong, cô gái này liên tục cảm thấy chóng mặt, tức ngực, đau bụng và nôn ra máu. Trên đường đưa đến bệnh viện thì ngất xỉu.

Cô Từ (Chiết Giang, Trung Quốc) không thể ngờ rằng mình phải nhập viện cấp cứu trong đêm chỉ vì mê món măng tươi. Cô năm nay gần 30 tuổi, đang muốn giảm cân nên tăng cường ăn các loại rau củ. Thấy mọi người xung quanh kháo nhau măng tươi là “đặc sản mùa xuân” vì sẵn có lại ngon hơn, ngọt hơn, giàu dinh dưỡng nhất trong năm nên cũng mua rất nhiều, về chế biến đủ món.


Cô gái nôn ra máu, ngất xỉu chỉ vì ăn quá nhiều loại rau đặc sản mùa xuân-1Ảnh minh họa

Vài ngày liên tục, bữa nào cô Từ cũng ăn măng. Cho tới 2 ngày trước, sau khi ăn tối với rất nhiều măng xong thì cô bắt đầu cảm thấy bụng khó chịu, tức ngực, buồn nôn. Nghĩ rằng mình ăn quá no nên cô chỉ đi nằm nghỉ. Càng về sau tình trạng càng trở nghiêm trọng, cô thậm chí còn nôn ra máu. Người nhà vội vã gọi xe cấp cứu đưa cô tới Bệnh viện Thông Đức (Chiết Giang, Trung Quốc). Trên đường đi, cô đã ngất xỉu.

Bác sĩ Dương Chính, Phó khoa Cấp cứu của bệnh viện cho biết nguyên nhân là do cô Từ ăn quá nhiều măng cùng lúc, lại ăn cả món có măng sống dẫn tới ngộ độc và xuất huyết tiêu hóa. Theo ước tính từ gia đình, lượng măng cô Từ ăn là khoảng 300 - 400g trong 1 bữa.

Nói rõ hơn về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của bệnh viện Lý Quốc Đông giải thích: “Ăn quá nhiều măng, ngay cả khi đã nấu chín kỹ cũng có thể gây hại sức khỏe. Măng tươi sống có thể gây ngộ độc do chứa cyanide (axit cyanhydric) còn khi nấu chín vẫn chứa hàm lượng axit oxalic cao, ăn nhiều gây kích ứng niêm mạc dạ dày và đường ruột, dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Đặc biệt, người có tiền sử loét dạ dày hoặc bệnh đường tiêu hóa giống như cô Từ càng dễ bị tổn thương khi tiêu thụ măng tươi không đúng cách”.

Cô gái nôn ra máu, ngất xỉu chỉ vì ăn quá nhiều loại rau đặc sản mùa xuân-2Ảnh minh họa

Bác sĩ nhắc nhở 4 lưu ý quan trọng khi ăn măng
Măng tươi là mầm non của tre, trúc, nứa. Trong ẩm thực, nó được xem như một loại rau. Với hương vị thanh mát, giòn ngọt tự nhiên và giá trị dinh dưỡng cao, măng tươi không chỉ làm phong phú bữa cơm gia đình mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể đến như chất xơ, vitamin A, E, B6, canxi, kali, phytosterol cùng các chất chống oxy hóa. Từ đó tốt cho tiêu hóa, tăng cường đề kháng, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu… nếu ăn đúng cách.

Tuy nhiên, bác sĩ Lý Quốc Đông cũng chia sẻ rằng có không ít người phải nhập viện vì ăn măng sai cách nư cô Từ. Nhiều nhất là vào mùa xuân. Để tránh những rủi ro sức khỏe khi ăn măng, ông đưa ra 4 lưu ý quan trọng như sau:

- Không ăn măng tươi sống vì có thể gây ngộ độc. Do chứa cyanide (axit cyanhydric) - là một chất độc hại có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu tiêu thụ nhiều.

- Dù nấu chín cũng không ăn quá nhiều măng cùng một lúc. Hàm lượng axit oxalic cao trong măng tươi có thể gây kích ứng dạ dày và đường ruột. Mỗi lần ăn không nên quá 200g.

Cô gái nôn ra máu, ngất xỉu chỉ vì ăn quá nhiều loại rau đặc sản mùa xuân-3Ảnh minh họa

- Măng cần được sơ chế như ngâm, chần trước khi chế biến. Nên cắt măng thành từng khúc và chần qua nước sôi từ 5 - 6 phút để loại bỏ phần lớn axit oxalic, giúp giảm độc tính và dễ tiêu hóa hơn.

- Không kết hợp măng với thực phẩm giàu canxi. Do axit oxalic trong măng tươi có thể kết hợp với canxi tạo thành canxi oxalat, dễ gây sỏi thận. Do đó, nên tránh ăn măng cùng rau bina, hải sản hay thực phẩm giàu protein.

Ngoài ra, những người tiêu hóa kém, mắc bệnh tiêu hóa nên hạn chế hoặc không ăn măng. Nhất là người có tiền sử loét dạ dày, viêm đại tràng. Dễ gây khó tiêu, tắc ruột, chảy máu tiêu hóa nguy hiểm.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/co-gai-non-ra-mau-ngat-xiu-chi-vi-an-qua-nhieu-loai-rau-dac-san-mua-xuan-a510976.html

ngộ độc

măng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.