Con vật ghê sợ từ rau sống, ốc, tôm, cua... tàn phá khắp cơ thể người

Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội cho biết hầu như ngày nào ông cũng gặp trường hợp bệnh nhân bị giun lươn tấn công.

Giáo sư Nguyễn Văn Đề - nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội cho biết hầu như ngày nào ông cũng gặp trường hợp bệnh nhân bị giun lươn tấn công.

Nhiễm giun lươn mà không biết

Trường hợp của em bé Vũ Quốc M. 2 tuổi trú tại Hoài Đức, Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương gửi sang xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám của Giáo sư Đề.

Bé M. có triệu chứng ngứa không khỏi và vùng mi mắt, vùng tay xuất hiện các đường chỉ loằn ngoằn cảm giác bò bò.

Chị Thu Hương mẹ của M. cho biết chị đã đọc trên mạng có thể do nhiễm giun lươn nên đưa con đến bệnh viện kiểm tra nhưng bác sĩ khuyên đi làm xét nghiệm giun lươn.

Kết quả, bé M được chẩn đoán dương tính với giun lươn và giun kim. Đây là nguyên nhân khiến bé xanh xao và chán ăn, chậm lớn.

Trường hợp bà Vũ Thị H, sinh năm 1968, làm nghề nấu ăn cho một khách sạn nhỏ tại Hà Nội. Gần đây bà H. cảm thấy ăn không tiêu, đau vùng bụng bên phải, đi ngoài nhiều lần phân lỏng, đặc biệt là ngứa nhiều ở 2 cẳng tay, cẳng chân, lưng và bụng, ngứa nhiều về đêm.

Khi tiếp nhận và khám cho bà H, bác sĩ phát hiện mặt trong cẳng tay phải có nhiều nốt nhỏ ngoằn ngoèo nổi lên nghi là ấu trùng giun. Làm xét nghiệm máu, bạch cầu đa nhân ái toan (Eos) >40%, xét nghiệm miễn dịch men ELISA dương tính với kháng nguyên giun lươn.

Giun lươn: Loài vật tàn sát sức khoẻ ghê sợ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Văn H. sinh 1957 trú ở Đống Đa, Hà Nội thường xuyên bị đau đầu. Ông đi khám nhưng không ra bệnh nên các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai giới thiệu ông sang khám ký sinh trùng.

Ông H. kể mình hay bị nổi mẩn ngứa khắp người, đã điều trị ngứa tại một số phòng khám da liễu, bôi và uống nhiều thuốc mà vẫn bị ngứa, ngày càng ngứa nhiều hơn và kèm đau bụng, gần đây là đau đầu tăng lên.

Những cơn đau đầu nhói óc ông còn lo bị u não. May mắn, xét nghiệm miễn dịch men ELISA dương tính với giun lươn não.

Giun tấn công cả cơ thể

Theo giáo sư Đề, giun trưởng thành ký sinh trong phổi chuột, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng theo phế quản và khí quản lên hầu rồi xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Vật chủ trung gian là ốc ăn phải ấu trùng hoặc tự ấu trùng xâm nhập vào ốc để phát triển.

Giun lươn: Loài vật tàn sát sức khoẻ ghê sợ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Khi vật chủ chính là chuột ăn phải vật chủ trung gian có ấu trùng, ấu trùng này sẽ xuyên qua thành ruột vào máu và mạch bạch huyết để di chuyển lên não.

Có thể phát triển trưởng thành tại đó và rời não để tới phổi phát triển, đẻ trứng và trứng nở ấu trùng để tiếp tục chu kỳ phát triển mới. Do đó nó còn có tên là "giun phổi chuột".

Thời gian từ khi nhiễm ấu trùng tới khi có giun trưởng thành mất khoảng 40 ngày. Một số vật chủ như ếch, tôm, cua ăn phải ốc hoặc rau có ấu trùng, các ấu trùng này cư trú trong cơ và tổ chức của vật chủ mà không phát triển thành giun trưởng thành (đây gọi là vật chủ chứa = paratenic host)

Giun non này có khả năng gây nhiễm cho vật chủ chính thích hợp khác. Người nhiễm Angiostrongylus do ăn phải ấu trùng trong ốc hoặc rau hoặc vật chủ chứa.

Khi vào cơ thể, chúng tấn công hệ thống thần kinh:u trùng phát triển trong lòng ruột sau đó xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não…

Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và có thể gây tử vong.

Giun có thể đi vào hệ thống hô hấp: Chui vào hệ thống hô hấp giun lươn và ấu trùng của nó gây ra viêm phổi, áp-xe phổi, xuất huyết phổi...

Tấn công vào hệ thống tuần hoàn: Sự di chuyển tự do của giun lươn và ấu trùng trong cơ thể kéo theo việc bội nhiễm vi khuẩn gây nên nhiễm trùng huyết.

Biến chứng của viêm da là một trong những nguyên nhân gây biến chứng này; giun lươn sống trong thành ruột đẻ trứng ở đó gây biến chứng viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật.

Khi giun vào não và gây viêm màng não tăng bạch cầu ái toan với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, kèm nôn và buồn nôn, cứng gáy, co giật, liệt nhẹ, song thị, hoặc lác mắt, ở hệ tiêu hoá gây nôn, chán ăn, đau bụng, ở da gây ngứa….

Để phòng bệnh, GS Đề cho biết không ăn rau sống, ốc sống (đặc biệt là ốc sên), tôm cua sống..., rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với đất, rau.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.