Covid-19 rồi đây có "sống chung hiền lành" với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?

TS Phạm Hùng Vân - Chủ tịch Hội Vi sinh lâm sàng TP.HCM cho rằng, virus gây ra bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.

Covid-19khác SARS

Chúng ta cũng biết tác nhân gây Covid-19 là một dòng coronavirus không phải có nguồn gốc từ người. Coronavirus có nguồn gốc từ động vật hoang dã là dơi rồi lây qua người một cách tình cờ rất giống tác nhân gây bệnh SARS vào năm 2003.

Nếu virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã không phải gần người thì tác nhân gây bệnh sẽ không thể sử dụng người làm vật chủ mang mầm bệnh được.

Điểm chung của hai tác nhân gây Covid-19 và SARS là rất dễ lây lan từ người sang người, qua thụ thể là các ACE2 có nhiều trên tế bào biểu mô hô hấp, đặc biệt là hô hấp dưới.

SARS và Covid-19 điểm khác biệt rất lớn. Đó là đa số các trường hợp mắc SARS đều có biểu hiện lâm sàng phải nhập viện, có nhiều trường hợp nặng hay thậm chí nguy kịch. Không có trường hợp người mắc SARS không triệu chứng hay triệu chứng nhẹ ở ngoài cộng đồng làm nguồn lây bệnh. Sau khi dịch SARS bị cô lập thì đến tháng 7/2003 thì đã biến mất.

Dịch bệnh Covid-19 thì có đến trên 51% là không có triệu chứng, 30% là triệu chứng nhẹ, chỉ có 20% là cần phải nhập viện để được điều trị. Nếu không phát hiện được tất cả người mắc Covid-19 sẽ có 80% người nhiễm tác nhân SARS-CoV-2 trong cộng đồng làm dịch bệnh lây lan rất nhanh.

Nhiều quốc gia trong giai đoạn đầu của dịch Covid-19 đã lơ là không kiểm soát nguồn lây vì cho rằng Covid-19 là bệnh nhẹ như cúm mùa. Nhưng chỉ trong vòng 4 tháng, trên toàn thế giới đã có gần 3.8 triệu người nhiễm Covid-19 và tử vong trên 250 ngàn người. Nhiều quốc gia tiên tiến ở Châu Âu có tỷ lệ tử vong lên đến trên 15% như: ở Bỉ, nhiều quốc gia khác có tỷ lệ tử vong trên 10%.

Covid-19 lây lan nhanh nên đến nay chưa thấy được điểm dừng, đã làm cho nhiều người cho rằng, chúng ta đành phải sống chung dịch bệnh sẽ khó thể nào chấm dứt hẳn như SARS hay MERS.

Sự lây lan Covid-19 trong cộng đồng đòi hỏi phải có hai điều kiện:

Thứ nhất, phải có người mắc Covid-19 trong cộng đồng.

Thứ hai, môi trường trong cộng đồng phải thuận lợi cho tác nhân SARS-CoV-2 tồn tại được lâu dài trên các phương tiện lây nhiễm ở các nơi công cộng như: phương tiện chuyên chở công cộng, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay cầu thang, sàn nhà, dụng cụ ăn uống tại các nhà hàng…vì đây là các nơi sẽ nhiễm virus từ người nhiễm ở cộng đồng.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang cố gắng để dập tắt điều kiện thứ nhất. Tức là phát hiện cho được càng nhiều càng tốt người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng để có giải pháp cách ly thích hợp.

Tại các quốc gia đã có dịch lây lan ngoài cộng đồng thì giải pháp được thực hiện là xét nghiệm càng nhiều càng tốt phát hiện người nhiễm SARS-CoV-2.

Covid-19 rồi đây có sống chung hiền lành với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?-1

Con người có chiến thắng được virus

Đối với các quốc gia chỉ có các vùng lẻ tẻ có người mắc bệnh thì giải pháp phát hiện là tập trung xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao: Đó là các cư dân tại vùng có người nhiễm Covid-19, các người nhập cảnh qua đường hàng không, đường thủy hay đường bộ và đang bị tạm thời cách ly.

Việc phát hiện và cách ly được người nhiễm Covid-19, các giải pháp giãn cách xã hội cũng được thực hiện, từ lỏng lẻo đến chặt chẽ để làm cho dịch bệnh hạn chế được sự lây lan.

Nhưng khó có thể làm xét nghiệm được tất cả cư dân trong cộng đồng, đặc biệt là ở những quốc gia mà dịch Covid-19 đã lây lan quá nhiều ở cộng đồng. Giãn cách xã hội cũng khó mà duy trì được lâu dài vì các thiệt hại không chỉ về kinh tế mà cả xã hội của giải pháp này gây ra.

Hi vọng vào môi trường

Ngày 23/4/2020, trong một buổi cập nhật về Covid-19 tại Nhà Trắng, William Bryan, cố vấn về khoa học và kỹ thuật của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã thông báo rằng, tác nhân SARS-CoV-2 gây Covid-19 sẽ bị bất hoạt trong mùa hè khi nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng và có ánh sáng mặt trời dựa trên kết quả nghiên cứu về thời gian một nửa virus còn sống sót được trình bày trong bảng 1 trình bày bên dưới đây.

Phân tích bảng này cho thấy, vào mùa hè dù nhiệt độ 21-24oC thì virus SARS-CoV-2 có thời gian sống ½ chỉ còn 2 phút, nếu nhiệt độ tăng lên 35oC thì chắc chắn thời gian sống sẽ giảm đi 6 lần chỉ còn 20 giây. Trong không khí dưới ánh sáng hè thì SARS-CoV-2 chỉ tồn tại được trong 1.5 phút và với độ ẩm mùa hè thì chắc chắn virus sẽ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn.

Covid-19 rồi đây có sống chung hiền lành với con người như cúm mùa, cảm lạnh không?-2

Tại Việt Nam chúng ta, đặc biệt tại miền Trung và miền Nam, mùa hè đến khá sớm. Từ đầu tháng 3, nắng đã bắt đầu gắt nhiều, độ ẩm luôn từ 70-80%, nhiệt độ ban ngày thường 30oC và hiện nay là trên 35oC. Đây chính là một thuận lợi để ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu xét về khí hậu trên toàn thế giới thì cho đến tháng 7, toàn bộ bắc bán cầu sẽ vào mùa hè nắng nóng (ngoại trừ một số nơi gần cực bắc).

Nhưng ở nam bán cầu hiện đang bắt đầu là mùa lạnh cho đến đầu tháng 10 mới vào mùa hè. Mà Covid-19 hiện cũng đã lan đền Nam Mỹ với một số quốc gia đang bùng phát dịch, Úc và New-Zealand dù các ca nhiễm Covid-19 chưa bùng phát nhưng nguy cơ vẫn còn lơ lửng. Dự đoán, ở nam bán cầu phải sau tháng 12 thì dịch Covid-19 mới hy vọng hạ nhiệt.

Qua các nhận định như trên thì chúng tôi cho rằng do tác nhân SARS-CoV-2 không thể nhận người làm vật chủ như: cúm, rhinovirus hay dòng coronavirus của người (HCoV) nên dịch bệnh Covid-19 không thể sống chung với chúng ta như cúm mùa hay cảm lạnh.

Ngoài ra, virus SARS-CoV-2 cũng không thể tồn tại lâu dài trong mùa hè khi nhiệt độ tăng và độ ẩm tăng. Do vậy mà dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt ở Bắc bán cầu khi toàn bộ các quốc gia vào mùa hè nắng nóng (tháng 7) và nam bán cầu là tháng 12.

Chúng ta sẽ không sống chung "hiền lành" với Covid-19 như sống chung với cúm mùa hay cảm lạnh. Nhìn qua tỷ lệ tử vong trên toàn cầu là đến gần 7%, và nhiều quốc gia lên đến trên 15% do bệnh Covid-19 sẽ rất nặng đối với các đối tượng có nguy cơ.

Dịch Covid-19 cũng không thể biến mất sớm và cũng có thể có nguy cơ tồn tại lâu dài nếu không kiểm soát được du lịch, đặc biệt là khi bắc bán cầu hết dịch mà nam bán cầu vẫn còn dịch hay bùng phát dịch do thời tiết thuận lợi.

Chúng ta cũng không dám chắc SARS-CoV-2 sẽ không biến đổi để nhận người làm vật chủ. Chúng ta cũng chưa chắc chắn rằng những người đã nhiễm SARS-CoV-2 là có đầy đủ được miễn dịch bảo vệ để có được miễn dịch cộng đồng, để con người không mang virus lâu dài trong đường hô hấp.

Từ những lý do trên, chúng ta phải chọn cách sống chung với Covid-19 một cách an toàn với phương châm là "tránh mình và người thân bị nhiễm bệnh và tránh lây lan bệnh ra cộng đồng".

Theo Tổ quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://toquoc.vn/covid-19-roi-day-co-song-chung-hien-lanh-voi-con-nguoi-nhu-cum-mua-cam-lanh-khong-8202085163149407.htm

SARS-CoV-2

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.