- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cúm mùa tăng đột biến, những ai cần đi khám, xét nghiệm?
Việt Nam ghi nhận 8 ca tử vong do bệnh cúm mùa trong năm 2024 và hàng trăm ngàn người mắc. Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không tự điều trị
Ca tử vong của nữ diễn viên Từ Hy Viên, 48 tuổi (người Đài Loan, Trung Quốc) có nguyên nhân do biến chứng cúm, khiến nhiều người quan tâm hơn đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Sự việc một lần nữa cảnh báo rằng cúm mùa không chỉ là một bệnh cảm nhẹ, mà có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu không phòng ngừa, điều trị kịp thời.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân nhiễm cúm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thúy Anh
Bệnh cúm tăng do thời tiết
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết với diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân, khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm (nhất là thời điểm này tại các tỉnh phía Bắc) là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan qua đường hô hấp như bệnh cúm và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Hiện nay, tại một số bệnh viện như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho nhiều trường hợp mắc cúm trong tình trạng nặng, nguy kịch. Có bệnh nhân phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).
Khác với cảm lạnh thông thường, cúm có thể nghiêm trọng hơn và biểu hiện rõ rệt hơn với các triệu chứng đột ngột và nặng nề như sốt cao từ 39-40 độ C kéo dài, ớn lạnh và đổ mồ hôi, đau họng, ho khan, đau đầu, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, mệt mỏi và suy nhược.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh cúm mùa nhiều người từng trải qua và đa số diễn biến nhẹ, sốt, ốm vài ngày rồi hồi phục. Tuy nhiên, vẫn có tỉ lệ nhỏ diễn biến nặng, dẫn đến tử vong.
"Có 3 chủng cúm A, B và C, trong đó cúm A hay gây dịch lớn hơn cả. Người bị bệnh cúm sẽ sốt vài ngày, đau mỏi người, sau đó đỡ dần, hồi phục. Nhưng người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, ghép tạng... thì nên đi khám ở bệnh viện vì dễ có diễn biến nặng. Người mắc cúm bình thường khi thấy khó hạ sốt, mệt lả bất thường nên đi khám để kiểm tra xem ngoài cúm còn mắc vấn đề gì khác"- bác sĩ Cấp lưu ý.
Ngoài ra, mọi người không tự ý mua kháng sinh dùng vì kháng sinh không có tác dụng với cúm mà có nhiều tác hại trong trường hợp này.
8 ca tử vong do cúm trong năm 2024
Xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp.
Năm 2024, cả nước ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1 tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus.
Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cúm cao như: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (hơn 26.300), Nghệ An (gần 18.000), Hà Tĩnh (hơn 14.000), Sơn La (hơn 10.100).
Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm nguy hiểm do tính lây lan nhanh và gây dịch. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát.
Do đó, người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời. Ngoài ra, tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh.
Theo NLĐ
-
Sức khỏe4 phút trướcNhững người có hệ miễn dịch yếu, người sẵn bệnh nền, người cao tuổi thường có nguy cơ bị virus tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe3 giờ trướcQuả mơ, với vẻ ngoài căng mẩy vàng ươm, hương vị chua ngọt hấp dẫn không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn là 'vị thuốc' quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết của loại quả quen thuộc này.
-
Sức khỏe3 giờ trướcSau 2 tuần điều trị, vết thương của người phụ nự gặp biến chứng sau khi hút mỡ bụng đã lành, được xuất viện.
-
Sức khỏe5 giờ trướcCảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
-
Sức khỏe17 giờ trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe17 giờ trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe19 giờ trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe23 giờ trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe23 giờ trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới cho thấy não người trung bình có thể chứa một thìa vi nhựa, khoảng 7g.