- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
1. Nguyên nhân
- Cảm lạnh: Do nhiều loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là rhinovirus (chiếm 30-50% trường hợp). Ngoài ra, theo Cleverland Clinic, virus corona, parainfluenza, adenovirus cũng có thể gây cảm lạnh.
- Cúm: Do virus cúm (influenza virus) gây ra, có 3 loại chính: A, B và C. Loại A và B là nguyên nhân chủ yếu của các đợt bùng phát dịch cúm mùa hằng năm.
Khi cúm, bạn thường được tư vấn uống thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Ảnh minh họa: Pexels
2. Thời gian khởi phát
- Cảm lạnh: Triệu chứng xuất hiện từ từ, thường 2-3 ngày sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 5-10 ngày, các triệu chứng nặng nhất trong 3-4 ngày đầu, sau đó giảm dần.
- Cúm: Triệu chứng xuất hiện rất nhanh, có thể trong vài giờ sau khi nhiễm virus. Bệnh kéo dài 7-14 ngày, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh.
3. So sánh triệu chứng của cảm lạnh và cúm (nguồn Webmd):
4. Cách điều trị
a. Cảm lạnh:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C.
- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt nếu cần.
- Thuốc xịt mũi hoặc súc miệng nước muối để giảm nghẹt mũi, đau họng.
- Không cần dùng kháng sinh vì cảm lạnh do virus gây ra.
b. Cúm:
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể.
- Nếu sốt cao, đau nhức nặng, có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus (Tamiflu, Relenza) uống trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng.
- Tránh lạm dụng thuốc ho hoặc thuốc giảm triệu chứng nếu không cần thiết.
5. Cách phòng tránh
- Cảm lạnh: Không có vắc xin phòng bệnh, nên quan trọng nhất là giữ vệ sinh tay, tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Cúm: Tiêm vắc xin hằng năm giúp giảm nguy cơ mắc cúm và biến chứng.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
- Sốt cao liên tục (hơn 39 độ C) kéo dài hơn 3 ngày.
- Khó thở, đau tức ngực, tím tái.
- Ho dai dẳng hơn 2 tuần hoặc có đờm màu vàng, xanh.
- Đau tai, đau xoang dữ dội.
- Cảm giác kiệt sức, lú lẫn, mệt mỏi quá mức.
Như vậy, cảm lạnh là bệnh nhẹ, chủ yếu gây khó chịu ở mũi, họng. Cúm nặng hơn, gây sốt cao, mệt mỏi kéo dài và có nguy cơ biến chứng. Cách tốt nhất để phòng cúm là tiêm vắc xin hằng năm, rửa tay thường xuyên và giữ gìn sức khỏe tốt.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe22 phút trướcQuả mơ, với vẻ ngoài căng mẩy vàng ươm, hương vị chua ngọt hấp dẫn không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn là 'vị thuốc' quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết của loại quả quen thuộc này.
-
Sức khỏe35 phút trướcSau 2 tuần điều trị, vết thương của người phụ nự gặp biến chứng sau khi hút mỡ bụng đã lành, được xuất viện.
-
Sức khỏe42 phút trướcViệt Nam ghi nhận 8 ca tử vong do bệnh cúm mùa trong năm 2024 và hàng trăm ngàn người mắc. Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không tự điều trị
-
Sức khỏe14 giờ trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe14 giờ trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe16 giờ trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe20 giờ trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới cho thấy não người trung bình có thể chứa một thìa vi nhựa, khoảng 7g.