- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đầu gối răng rắc, chân cứng ngắc, ngón tay khó gập... cảnh báo 5 bộ phận đang bị tổn thương, bỏ ngay 3 thói quen khiến bệnh nặng hơn
Sức khỏe của sụn bắt đầu xuống dốc sau tuổi 30. Đặc biệt, sau tuổi 50, nếu là sụn bị hư hỏng sẽ không thể tái tạo. Vì vậy những người có nguy cơ cao nên làm chú ý việc phòng ngừa.
Thức dậy buổi sáng thấy chân cứng ngắc, đầu gối đau đớn, khi xoay cổ chân có tiếng rắc rắc... thì rất có thể bạn đã bị tổn thương sụn. Sụn là màng bảo vệ của khớp, làm giảm ma sát và chấn động được tạo ra khi các khớp hoạt động. Một khi sụn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí dẫn đến bệnh đốt sống cổ, tăng sản xương và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Sức khỏe của sụn bắt đầu xuống dốc sau tuổi 30. Đặc biệt, sau tuổi 50, nếu là sụn bị hư hỏng sẽ không thể tái tạo. Vì vậy những người có nguy cơ cao nên làm chú ý việc phòng ngừa.
Sụn ở những bộ phận nào dễ bị tổn thương nhất?
1. Hông
Khi tổn thương xảy ra ở hông, bạn sẽ thấy đau ở vùng háng, bên ngoài hông và bên trong đùi. Tổn thương phát triển đến giai đoạn giữa và cuối, chụp X-quang có thể phát hiện sụn bị cứng và phù nề.
2. Khớp bàn chân
Có một cảm giác đau rõ ràng ở các khớp lớn của bàn chân cái sau khi bị tổn thương, đặc biệt là khi đi giày chật hoặc giày cao gót, cảm giác đau càng tăng lên.
3. Khớp gối
Lúc di chuyển, nếu thấy khớp gối cảm thấy đau kèm theo âm thanh ma sát thì rất có thể sụn khớp gối đã bị tổn thương.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe những lời phàn nàn như vậy: "Đầu gối đau, người 50 tuổi mà đầu gối như 80 tuổi". Thật vậy, trong số các khớp xương của cơ thể, khớp gối là phải làm việc nặng nhọc nhất. Khớp gối của chúng ta không chỉ chịu hầu hết áp lực trọng lượng cơ thể mà còn phải duy trì chức năng hoạt động bình thường của hai chi dưới. Vì vậy, khớp gối cũng là khớp dễ bị mòn nhất. Trong trường hợp không có chấn thương mà khớp gối của chúng ta bị đau, yếu hoặc hạn chế hoạt động thì điều đó có nghĩa là khớp gối đã bắt đầu lão hóa.
4. Khớp tay
Các khớp ngón tay trở nên cứng, khó gập lại và thường cảm thấy đau, đôi khi sưng đỏ thì tức là nó đã bị tổn thương.
5. Khớp cột sống
Sụn khớp cột sống khi tổn thương có thể gây đau và cứng khớp ở cổ và thắt lưng. Loại đau này có sự khác biệt nhất định với đĩa đệm cột sống thắt lưng nhô ra và đau cột sống cổ, đặc điểm của cơn đau là cục bộ, hầu như không chèn ép vào dây thần kinh.
3 hành vi nào thể làm hỏng sụn
1. Ngồi bắt chéo chân
Khi ngồi bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực đối với cấu trúc bên trong của khớp gối và tăng tốc độ mài mòn sụn.
2. Ngồi xổm
Ngồi xổm trong một thời gian dài để giặt quần áo, lau sàn nhà hoặc hái rau... có thể mang lại thiệt hại không thể cứu vãn cho sụn khớp. Vì vậy, khi làm việc, hãy cố gắng ngồi trên ghế thấp, điều này có thể kéo dài tuổi thọ của khớp gối.
3. Ngồi khoanh chân
Ngồi khoanh chân có thể gây áp lực lên sụn khớp gối, đồng thời chịu trọng lượng của phần thân trên, do đó làm tăng gánh nặng khớp.
Các biện pháp sau đây cũng có thể được thực hiện hàng ngày để bảo vệ khớp
Nếu bạn đang bị tổn thương sụn, trong cuộc sống hàng ngày hãy cố gắng không tập các môn thể thao nặng, chẳng hạn như leo núi, xách vật nặng leo lên tòa nhà, đi xe đạp... nếu không sẽ tăng tốc độ hao mòn sụn. Bơi lội là một môn thể thao rất tốt, có thể bảo vệ sụn.
Tích cực giảm cân, tránh béo phì quá mức để giảm gánh nặng cho đầu gối. Bổ sung hợp lý canxi và vitamin D và protein chất lượng cao từ các loại đậu, sữa, rau lá xanh và trứng... để chăm sóc sức khỏe của sụn, xương khớp. Thừa cân hoặc béo phì khiến khớp bị quá tải trong một thời gian dài, tăng tốc độ hao mòn sụn, cơ thể càng béo phì, nguy cơ viêm xương khớp càng cao.
Với phụ nữ, nên hạn chế đi giày cao gót và giày mũi nhọn. Mang giày cao gót trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên xương đầu gối và xương đùi, tăng mài mòn sụn và khớp.
Duy trì lượng dinh dưỡng đầy đủ. Sức khỏe của khớp cần được duy trì đầy đủ với proteinvà các chất dinh dưỡng khác nhau. Ngoài ra, cần chú ý kiểm soát lượng muối, ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe khớp.
Theo Pháp luật và bạn đọc
-
Loại quả 'tốt ngang 10 thang thuốc': Giúp sạch ruột, xóa nếp nhăn nhưng có 4 nhóm người không nên ănSức khỏe47 phút trướcQuả hồng rất giàu pectin và chất xơ. Ăn đều đặn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình bài tiết, giúp duy trì sức khỏe đường ruột.
-
Sức khỏe12 giờ trướcĐây là hai loại biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trên toàn thế giới.
-
Sức khỏe13 giờ trướcGan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể, có trách nhiệm lọc thải độc tố. Dưới đây là một số thói quen thường gặp tưởng chừng vô hại nhưng có thể là 'sát thủ' tàn phá gan của chính mình.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Imperial College London khiến họ cho rằng viêm gan bí ẩn có thể là một trong số những di chứng hậu Covid-19 ở trẻ em.
-
Sức khỏe17 giờ trướcSau những tiết lộ này, cha mẹ nhất định phải xem lại những hành động của mình. Đôi khi chính bạn đang tiếp tay khiến con bị dậy thì sớm.
-
Sức khỏe18 giờ trướcDa khô ngứa, có màu vàng hoặc sạm đen, mắt sưng húp là các triệu chứng của bệnh thận.
-
Sức khỏe21 giờ trướcQuạt điện là vật dụng không thể thiếu trong mùa hè nhưng không phải có thể dùng tùy tiện thế nào cũng được.
-
Loại quả giàu collagen mà phụ nữ tuổi 40 nên ăn nhiều, vừa khiến da hồng hào lại ổn định đường huyếtSức khỏe22 giờ trướcÍt ai biết đu đủ được đánh giá là loại quả giàu collagen bậc nhất, rất có lợi cho quá trình chăm sóc sắc đẹp phụ nữ.
-
Sức khỏe22 giờ trướcThời gian gần đây, trên địa bàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã xảy ra liên tiếp 2 vụ ngộ độc do ăn quả rừng có chứa độc tố tự nhiên.
-
Sức khỏe22 giờ trướcThói quen tự mua, uống thuốc không có đơn của bác sĩ, uống thuốc không xem kỹ thành phần… đã khiến nhiều người dân gặp vấn đề về sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcUng thư trực tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa phổ biến ở nước. Bệnh ngày càng trẻ hoá thậm chí ghi nhận có trẻ mới 10 tuổi đã mắc bệnh này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSúp lơ có thể chống được 8 bệnh ung thư, bao gồm ung thư ruột, ung thư miệng, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư dạ dày và cuối cùng là ung thư thực quản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐa số trẻ bị bệnh viêm gan cấp thuộc độ tuổi nhỏ, chưa được tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Do đó, không thấy có mối liên quan giữa vắc-xin Covid-19 với viêm gan cấp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThời điểm hiện tại, nhiều trẻ được báo cáo nhiễm virus Rota với biểu hiện rõ rệt nhất là nôn ói, tiêu chảy. Vậy nhóm trẻ nào dễ mắc căn bệnh này?