Đi khám vì bị rong kinh, thiếu nữ 17 tuổi "chết lặng" khi biết mắc ung thư cổ tử cung

Ban đầu khi thấy ra máu vùng kín, M. tưởng kinh nguyệt thất thường. Không ngờ cơn đau ngày càng nhiều, đến khi đi khám mới phát hiện bị ung thư cổ tử cung.

Ban đầu khi thấy ra máu vùng kín, M. tưởng kinh nguyệt thất thường. Không ngờ cơn đau ngày càng nhiều, đến khi đi khám mới phát hiện bị ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung hiện đang là 1 trong số 10 căn bệnh ung thư mà phụ nữ Việt mắc nhiều nhất. Không chỉ vậy, theo cảnh báo của BS Phạm Thị Diệu Hà, Phó khoa ung thư phụ khoa (Bệnh viện K Trung ương), hiện đối tượng mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.

Trong quá trình công tác, BS Diệu Hà đã gặp không ít trường hợp mắc ung thư cổ tử cung khi tuổi đời còn rất trẻ. BS Hà nhớ lại, trường hợp nữ bệnh nhân tên M. tử vong vì biến chứng của căn bệnh này khi mới 17 tuổi.

Theo đó, M. là một cô gái quê Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình khá giả, được trời phú cho ngoại hình xinh xắn, dễ thương. Do điều kiện sống đầy đủ, M. phổng phao hơn các bạn cùng trang lứa, đồng nghĩa với đó M. yêu từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và từng quan hệ tình dục với không ít người từ thời còn là học sinh.

Đi khám vì bị rong kinh, thiếu nữ 17 tuổi chết lặng khi biết mắc ung thư cổ tử cung-1

Quan hệ tình dục sớm và với nhiều người dễ nhiễm HPV đây là nguyên nhân hàng đầu gây UTCTC.

Đến năm 17 tuổi, M. bất ngờ phát hiện bị chảy máu vùng kín, nhưng ban đầu cô gái trẻ chỉ nghĩ do kinh nguyệt không đều nên không đi khám. Chỉ đến khi tình trạng kéo dài, kèm theo đó là cảm giác đau đớn, M. mới nói chuyện với gia đình và được đưa đi khám.

Dù mới 17 tuổi, nhưng kết quả xét nghiệm khiến không chỉ gia đình mà ngay cả bác sĩ cũng “giật mình”. M. bị ung thư cổ tử cung xâm lấn, chứ không đơn thuần là viêm nhiễm phụ khoa thông thường.

Đây là câu chuyện của một nữ bệnh nhân, mà cho đến bây giờ bác sĩ Hà vẫn còn ám ảnh. “Tôi đã từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân, nhưng đây là trường hợp còn rất trẻ. Đến giờ tôi vẫn nhớ khoảnh khắc người cha gần như khuỵu xuống van xin chúng tôi cứu chữa, nhưng mọi thứ đã quá muộn”, BS Hà nhớ lại.

Sau khi có kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung cho M. đồng thời tiến hành xạ trị, nhưng chỉ 2 năm sau, bệnh tiếp tục tái nặng. M. ra đi vì biến chứng suy thận.

Đi khám vì bị rong kinh, thiếu nữ 17 tuổi chết lặng khi biết mắc ung thư cổ tử cung-2

Theo thống kê, trên thế giới, cứ 2 phút thì có 1 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, hàng năm có hơn 5.000 trường hợp mắc bệnh với 2.400 trường hợp tử vong. Nghĩa là Mỗi Ngày có 14 người mắc mới và 7 phụ nữ chết vì căn bệnh này.   

Từ câu chuyện trên, BS Hà cảnh báo một thực trạng trong giới trẻ hiện nay đó là yêu và quan hệ tình dục quá sớm. Không những thế, nhiều em còn quan hệ với nhiều đối tượng.

Theo phân tích của bác sĩ Hà, việc quan hệ tình dục bừa bãi dẫn tới nguy cơ nhiễm virus HPV. Đặc biệt, càng quan hệ với nhiều người càng có nguy cơ nhiễm các chủng HPV khác nhau. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung.

Mặc dù nguy hiểm nhưng mọi người thường chủ quan nên có rất nhiều trường hợp tử vong do phát hiện muộn hoặc vì sự hiểu biết và phòng ngừa ung thư cổ tử cung không đầy đủ, thiếu sự chính xác.

Các nghiên cứu cho thấy rằng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả cao nhất với các bé gái 9-13 tuổi, và có tác dụng bảo vệ kéo dài cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, việc xét nghiệm PAP là điều cần thiết, nó giúp phát hiện những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung (cửa vào dạ con) trước khi dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.