Dị vật đường thở - đường tiêu hóa

Dị vật đường thở và dị vậtđường hô hấp rất thường gặp ở trẻ, trong trường hợp trẻ bị dị vật, bạn nên cónhững biện pháp sơ cứu kịp thời trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.

Dị vật đường thở và dị vậtđường hô hấp rất thường gặp ở trẻ, trong trường hợp , bạn nên cónhững biện pháp sơ cứu kịp thời trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu.

Gần đây tai nạn ở trẻ em ngày mộtnhiều, phần lớn các tai nạn này có thể phòng tránh được bằng cách tạo một môitrường an toàn cho trẻ. Điều này cũng không quá khó và phức tạp. Ở những giađình có trẻ nhỏ, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ có thể ngừa được các tai nạn đángtiếng này. Chẳng hạn, rất nhiều trẻ bị ngạt do bị té vào xô, lu hay chậu nước;chỉ cần cha mẹ đậy nắp xô, lu... hay khóa phòng tắm cẩn thận, không để còn nướctrong xô, lu... cũng ngăn ngừa được rất nhiều.

Trẻ nhỏ thường bị dị vật đườngthở và dị vật đường hô hấp, đây là những trường hợp nếu không biết cách sơ cứukịp thời, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Dị vật đường thở

Dị vật đường thở là 1 tai nạn rấtthường gặp ở trẻ, nhất là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Nhiều trẻ nhập viện vìsuy hô hấp hay tử vong vì suy hô hấp quá nặng và kéo dài trước khi được điềutrị. Có trẻ lại bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí bị áp-xe phảicắt phổi. Nhiều trường hợp trẻ bị dị vật đường thở được sơ cứu ban đầu khôngđúng dẫn đến tử vong hay để lại di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ.

Các vật dụng nhỏ như hạt trái cây(hạt mãng cầu, hạt sa-pô-chê), hạt đậu phộng; thức ăn như sữa, cháo, bột hay đồchơi của trẻ như viên bi, đầu viết, cục tẩy... đều có khả năng gây dị vật đườngthở ở trẻ. Nếu trẻ ho, sặc sụa, tím tái, không thở được và hiện tượng này diễnra đột ngột ở trẻ khỏe mạnh trước đó, có thể trẻ đang bị dị vật. Hoặc nếu bạnthấy trẻ đang chơi vật dụng nhỏ nào đó, bây giờ không thấy nữa hay trẻ bị sặckhi đang ăn, đang bú, có thể trẻ đang bị dị vật.

Dị vật đường thở - đường tiêu hóa

(Ảnh minh họa)

Khi trẻ không thở hay khó thởnhẹ, đừng cố gắng đưa tay móc miệng trẻ, bạn có thể làm trẻ bị suy hô hấp nặngthêm vì đẩy dị vật sâu hơn. Khi trẻ khó thở nặng hay ngưng thở, bạn cần thựchiện các động tác sau đây:

- Nếu trẻ dưới 2 tuổi: thực hiệnngay động tác vỗ lưng và ấn ngực.

Đặt trẻ trên cánh tay bạn (chú ýđừng để tuột trẻ) hay trên đùi, tay kia vỗ mạnh 5 cái bằng gan bàn tay giữa 2xương bả vai. Sau đó lật trẻ lại và ấn ngực, trên xương ức (khoảng 1/3 dưới củaxương ức) 5 cái bằng 2 ngón tay. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật có thể lấyđược không. Nếu có hãy lấy dị vật ra. Bạn có thể thực hiện vỗ lưng tiếp nếu chưahiệu quả.

- Nếu trẻ trên 2 tuổi, ấn bụng 5cái để lấy dị vật ra.

Song song đó, bạn nên gọi ngườigiúp đỡ và gọi cấp cứu, trong thời gian đó vẫn tiến hành liên tục cho đến khitrẻ khỏe hay có đội cấp cứu đến.

Bạn có thể ngăn ngừa dị vật bằngcách tránh để những vật dụng nhỏ quanh trẻ như bút bi, đồng tiền, hạt đậuphộng... Cần cẩn thận khi cho trẻ ăn trái cây có những hạt nhỏ và trơn, nếu chotrẻ ăn, phải đảm bảo không có hạt bên trong. Khi cho trẻ bú sữa hay ăn bột,cháo, nên đặt trẻ ở tư thế đầu cao hay tư thế ngồi, không cho thức ăn vào miệngkhi trẻ đang khóc.

Dị vật đường tiêu hóa

Dị vật là những dịvật bị tắc lại ở họng, hạ họng hay thực quản, không xuống được dạ dày. Những dịvật này thường là xương cá hay xương heo, bò được chặt hay băm nhỏ, đồng tiềnhay hạt trái cây, hoặc những vật nhỏ khác như kim, lưỡi câu...

Những trẻ lớn, khi bị dị vậtđường tiêu hóa thường kêu đau, đau nhiều khi nuốt hay đau sau xương ức khi dịvật ở thực quản, nuốt khó, nuốt vướng, nuốt nghẹn. Những trẻ nhỏ thường quấykhóc, không ăn uống được hay miệng chảy nhiều nước bọt. Khi dị vật để lâu có thểgây viêm thanh quản, viêm quanh cổ, áp xe thực quản hay gây nhiễm trùng toànthân; trẻ có thể sốt hay bị nhiễm trùng nặng, miệng hôi thối.

Khi nghi  ngờ trẻ bị dị vật đườngtiêu hóa, bác sĩ thường khám họng bằng gương soi thanh quản, chụp X-quang haynội soi để chẩn đoán và xử trí. Đối với các dị vật ở họng hay hạ họng, các bácsĩ thường gắp dị vật bằng ánh sáng của đèn đâu. Nhưng khi dị vật sâu hay ở thựcquản phải nội soi để gắp dị vật. Nhiều dị vật ở lâu gây nên áp xe, cần điều trịnhiễm trùng bằng kháng sinh và có thể phải mổ để dẫn lưu.

Đề phòng ngừa dị vật ở đường tiêuhóa, bạn nên chuẩn bị kỹ thức ăn cho trẻ, lấy hết xương cá, heo ra khỏi món ăn.Tập cho trẻ lớn thói quen ăn chậm, nhai kỹ và không cho trẻ ngậm bất kỳ vật nhỏgì ở miệng. Nếu trẻ bị dị vật, phải đưa trẻ đi khám, tránh để khi biến chứng quánặng.

Theo Dị vật đường thở - đường tiêu hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.