- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hà Nội sẽ sớm tiêm vaccine mũi 3 cho nhóm nguy cơ
Thành phố đã có kế hoạch tiêm mũi tăng cường nhưng cần chỉ đạo từ Bộ Y tế về lộ trình phân bổ vaccine.
Ngày 1/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, các đơn vị được yêu cầu lên kế hoạch và chuẩn bị điều kiện cần thiết để tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12, căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Tới sáng 10/12, TP.HCM đã bắt đầu tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 (mũi 3) cho nhân viên y tế, cán bộ công an, tổ Covid-19 cộng đồng và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Các điểm tiêm đầu tiên được triển khai tại quận Gò Vấp gồm Đại học Công nghiệp và Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS.
Tại Hà Nội, lãnh đạo sở y tế cho biết thành phố cũng sẽ sớm triển khai việc tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 cho nhóm có nguy cơ như người cao tuổi, mắc bệnh nền...
Chờ chỉ đạo của Bộ Y tế
Trao đổi với Zing ngày 10/12, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, cho biết thành phố đã có kế hoạch và chủ trương về việc tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh Covid-19 cho người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, UBND Hà Nội vẫn cần chỉ đạo sớm từ Bộ Y tế về lộ trình phần bổ vaccine, kế hoạch tiêm mũi 3 trên cả nước cũng như khoảng cách quy định giữa mũi cơ bản và mũi tăng cường.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà. Ảnh: T.T.
Theo vị lãnh đạo này, ngành y tế Hà Nội sẽ tập trung vào đối tượng người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người nhiều bệnh nền. Thành phố cũng sẽ có chiến lược bảo vệ cho nhóm đối tượng này để giảm tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhất.
Cụ thể, nhóm này sẽ được ưu tiên tiêm vaccine sớm. Với những người có nguy cơ cao như người già, nhiều bệnh nền, thành phố sẽ lên kế hoạch để họ nhanh chóng được tiêm mũi 3 vaccine Covid-19. Ngành y tế khuyến cáo người trong nhóm dễ tổn thương cần đặc biệt hạn chế đến nơi đông người và thực hiện nghiêm túc 5K.
"Sau khi có ý kiến từ Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội sẽ sớm triển khai việc tiêm phủ mũi 3, trước mắt là tập trung cho nhóm đối tượng ưu tiên", bà Hà kết luận.
Mũi vaccine tăng cường có ý nghĩa lớn
Nhận định về việc TP.HCM vừa triển khai tiêm mũi 3 vaccine, tiến sĩ Vũ Minh Điền, Phó giám đốc Trung tâm Phòng, chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là quyết định dựa trên chỉ đạo từ Bộ Y tế. Hà Nội hay các địa phương khác nếu chủ động được nguồn vaccine cũng có thể triển khai trước.
Ông cho hay: “Mũi 3 là mũi bổ sung tăng cường miễn dịch. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy thời gian tồn tại kháng thể trung hòa bảo vệ trong cơ thể sau khi tiêm đủ liều cơ bản chỉ khoảng 6 tháng. Do đó, chúng ta cần tiêm mũi nhắc lại. Thậm chí trong tương lai, người dân cũng phải tiêm mũi vaccine nhắc lại hàng năm”.
Theo tiến sĩ Điền, do nguồn lực vaccine tại Việt Nam còn hạn chế, chúng ta sẽ phải ưu tiên tiêm nhắc lại cho những người có nguy cơ cao trước và đã đủ thời gian sau khi hoàn thành liều cơ bản.
Những mũi tiêm tăng cường vaccine phòng Covid-19 đầu tiên được thực hiện tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Trước đó, tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho rằng trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cùng với sự nguy hiểm từ biến chủng mới ở Nam Phi, việc tiêm mũi tăng cường vaccine Covid-19 có giá trị rất lớn.
“Mũi vaccine tăng cường không chỉ phòng biến chủng mới từ nước ngoài xâm nhập, nó còn giúp chúng ta phòng chống nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới từ chính nội tại quốc gia”, vị chuyên gia này cho hay.
Theo tiến sĩ Thái, một số người có miễn dịch kém dù đã được tiêm liều cơ bản. Các trường hợp này có thể mắc bệnh lý bẩm sinh liên quan hệ miễn dịch, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, ung thư, HIV hoặc bệnh nhân ghép tạng đang dùng thuốc chống thải ghép...
“Do đáp ứng miễn dịch yếu, những người này phải được tiêm một mũi vaccine nữa so với liều cơ bản. Đây được gọi là mũi bổ sung”, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nói.
Trong khi đó, những người sức khỏe tốt, có hệ miễn dịch cùng kháng thể ở mức cao ngay sau khi tiêm liều cơ bản, sau 6 tháng cũng cần tiêm nhắc lại. Đối tượng dành cho cho mũi tiêm vaccine nhắc lại là người mắc bệnh nền, tiếp xúc nhiều với F0, bác sĩ tuyến đầu hay những trường hợp có nghề nghiệp bắt buộc phải thường xuyên gặp gỡ, giao lưu.
Theo Zing
-
Sức khỏe33 phút trướcCó quá nhiều sự thay đổi tuyệt vời từ việc duy trì thói quen ăn một quả chuối mỗi ngày.
-
Sức khỏe1 giờ trướcKhông phải vì các chuyên gia lo ngại có vi khuẩn xâm nhập vào chân mà họ cho rằng việc đi chân đất có thể gây hư hại về cấu trúc của xương.
-
Sức khỏe11 giờ trướcVirus mới có nguồn gốc từ động vật và đã lây cho 35 người với triệu chứng giống Covid-19 như sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn.
-
Sức khỏe11 giờ trước'Phẫu thuật thì có thể vá lại được, còn dùng thuốc để màng trinh hồi phục lại như ban đầu là không thể', BS Kim Dung cho hay.
-
Sức khỏe12 giờ trướcLạm dụng chất gây nghiện từ tuổi vị thành niên, T. đã 3 lần phải nhập viện điều trị. Trong đầu thường xuất hiện giọng nói ‘lạ’, T. cũng hoang tưởng có người đang muốn hại mình.
-
Sức khỏe13 giờ trướcBạn có thể đã nghe nói về chế độ ăn Địa Trung Hải, một trong những chế độ ăn được coi là lành mạnh nhất trên thế giới, nhưng khoa học nói gì về những lợi ích tiềm năng của chế độ ăn này? Những ghiên cứu hàng chục năm qua đã chỉ ra rằng, việc tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp chúng ta sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhông phải ăn vặt lúc nào cũng xấu, phụ nữ tuổi 40 càng nên tích cực ăn 5 món sau đây để cơ thể khỏe mạnh hơn.
-
Sức khỏe17 giờ trướcCác nghiên cứu khoa học đã luôn chỉ ra rằng một chế độ ăn uống không lành mạnh có những kết quả rất bất lợi, đôi khi góp phần gây ra căn bệnh chết người và làm giảm tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcMột bài viết đăng trên tạp chí y khoa uy tín thế giới mới đây cho biết đã phát hiện một loại virus mới ở Trung Quốc mà các nhà khoa học tạm đặt tên là “LayV”. Loại virus này có thể lây sang người qua động vật và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác.
-
Sức khỏe21 giờ trướcTheo nghiên cứu mới, hút thuốc và tuổi già là hai yếu tố quan trọng nhất khiến nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSau khi uống rượu chứa Methanol tùy liều lượng bệnh nhân sử dụng, các dấu hiệu ngộ độc sẽ xảy ra với cơ thể nạn nhân. Có trường hợp đau đầu, chóng mặt, nặng hơn là co giật, hôn mê, tổn thương não, mù mắt, thậm chí tử vong.
-
Sức khỏe22 giờ trướcĐôi khi xoa bóp cơ thể có thể làm giãn gân cốt, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ, ngăn ngừa bệnh tật. Nhưng làm thế nào để xoa bóp đúng vị trí mới là điều quan trọng.
-
Sức khỏe22 giờ trướcBất cứ ai cũng nên đi tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo có những người cần nên tiêm ngay lúc này càng sớm càng tốt.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể chạm đến sự trường thọ thì bản thân chúng ta phải là người chủ động điều chỉnh những thói quen sinh hoạt của mình.