Ho kéo dài, chàng kiến trúc sư 27 tuổi chủ quan bỏ qua, đến lúc đau ngực mới đi khám thì đã bị ung thư phổi

Mãi đến khi cảm thấy khó chịu, đau ngực thì anh Lâm mới hoảng hốt đến bệnh viện.

Mãi đến khi cảm thấy khó chịu, đau ngực thì anh Lâm mới hoảng hốt đến bệnh viện.

Anh Lâm (27 tuổi) là kiến trúc sư, xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, lo sợ ảnh hưởng đến công việc nên anh Lâm chưa thu xếp thời gian đến bệnh viện khám. Mãi đến khi cảm thấy khó chịu, đau ngực thì anh Lâm mới hoảng hốt đến bệnh viện.

Ho kéo dài, chàng kiến trúc sư 27 tuổi chủ quan bỏ qua, đến lúc đau ngực mới đi khám thì đã bị ung thư phổi-1

Bác sĩ Trần Bách Tỷ, khoa ngoại lồng ngực, bệnh viện Mackay Memorial Hospital cho biết: "Kết quả chụp positron cắt lớp phát hiện có 1 khối u khoảng 2cm ở ngực trái, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Sau khi tiến hành phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã được kiểm soát".

Ho kéo dài, chàng kiến trúc sư 27 tuổi chủ quan bỏ qua, đến lúc đau ngực mới đi khám thì đã bị ung thư phổi-2

Bác sĩ Trần Bách Tỷ chia sẻ thêm: "Bệnh ung thư phổi được ví như sát thủ thầm lặng, dễ bị mọi người xem nhẹ. Vào giai đoạn đầu khi khối u phát triển, khoảng 2/3 người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Chụp positron cắt lớp có thể phát hiện giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi thì lời khuyên dành cho bạn là nên tầm soát bệnh ung thư phổi càng sớm càng tốt.

Hiện tại, biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu chỉ có thể dựa vào kĩ thuật chụp positron cắt lớp. Nếu là trước đây, khi tiến hành chụp X - quang khoang ngực chỉ có thể chẩn đoán khối u trên 1cm, nên 'chẩn đoán sớm, điều trị sớm' rất hạn chế".

Ho kéo dài, chàng kiến trúc sư 27 tuổi chủ quan bỏ qua, đến lúc đau ngực mới đi khám thì đã bị ung thư phổi-3

Vào giai đoạn 1, 2 của bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt bỏ khối u và hạch bạch huyết. Vào giai đoạn 3, 4 của bệnh ung thư phổi, lúc này khối u và hạch bạch huyết đã di căn sang những cơ quan khác, chẳng hạn não, thận và toàn bộ xương. Thời điểm này bệnh nhân không thích hợp phẫu thuật, mà cần tiến hành hóa trị để ức chế khối u.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu chủ yếu là do hút thuốc chủ động và hít khói thuốc thụ động, đa phần trường hợp rơi vào nam giới. Riêng phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi có nhiều người không hút thuốc, nhưng do tiếp xúc với khói dầu nhà bếp hoặc ô nhiễm không khí gây ra.

Khói dầu nhà bếp chủ yếu đến từ quá trình chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao. Hít quá nhiều khói dầu là nguyên nhân biến đổi tế bào ung thư. Lời khuyên dành cho các chị em nội trợ là bật máy hút mùi khi chiên xào thức ăn và hạn chế ra đường khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức báo động.

Theo Helino


ung thư

bệnh ung thư

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.