Hội chứng nghiêm trọng nhiều trẻ em Việt bị mà không biết, bố mẹ hãy kiểm tra ngay chân cho con

Cha ông xưa quan niệm “Trẻ có bàn chân bẹt sau này giàu sang, phú quý”. Tuy nhiên, ít ai biết hội chứng bàn chân bẹt gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho mai sau.

Cha ông xưa quan niệm “Trẻ có bàn chân bẹt sau này giàu sang, phú quý”. Tuy nhiên, ít ai biết hội chứng bàn chân bẹt gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho mai sau.

Hiện nay, trẻ em mắc hội chứng bàn chân bẹt ngày càng cao. Riêng tại châu Á, có tới 30% số trẻ em mắc dị tật bàn chân bẹt. Tại Việt Nam, số trẻ em mắc chứng này cũng ngày càng nhiều. Đến Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ không khó để có thể tìm được bệnh nhân điều trị chứng bàn chân bẹt.

Anh Nguyễn Văn Thức (Bắc Ninh) đã cho con gái Vũ Diệu Anh (4 tuổi) đến điều trị tại phòng khám 6 tháng nay. Ông bố trẻ cho biết trong một lần tình cờ xem tivi về hội chứng bàn chân bẹt, anh thấy con mình có những biểu hiện giống vậy.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 1

Anh Thức đưa con gái Diệu Anh tới tái khám sau 4 tháng đi đế chỉnh hình bàn chân.

“Khi cháu 3 tuổi rưỡi, tôi thấy cháu đi hay bị ngã, chân đi bai ra ngoài kiểu vòng kiềng.Tôi cho cháu đi khám thì đúng cháu mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Sau khi bác sĩ khám và đo bàn chân trên máy, cháu được đi đế chỉnh hình y khoa. Đến nay, cháu đã đi được 4 tháng, khi đi giầy có đế chỉnh hình y khoa cháu đi tự tin hơn, vững hơn”, Anh Thức cho biết.

Hiện nay, anh đang cho con điều trị theo yêu cầu của bác sĩ để con luyện tập kiễng gót chân mỗi ngày và đi giầy có đế chỉnh hình liên tục trừ khi đi ngủ và tắm, thậm chí ở trên lớp anh cũng xin cô giáo cho con gái được đặc cách đi giầy trong lớp.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 2

Bác sĩ đang khám cho Diệu Anh.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 3

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 4

Bàn chân của bé Diệu Anh có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất và không có độ cong vòm bàn chân.

Trong lần thăm khám mới đây, mặc dù mới đi đế chỉnh hình được 4 tháng nhưng Diệu Anh đã có những tiến triển tốt. Anh Thức được bác sĩ tư vấn cho bé chạy chân trần trên cầu thang và đi trên cát hoặc cỏ nhiều hơn để tăng khả năng của cơ.

Anh Thức cũng cho biết thêm rất nhiều bậc phụ huynh quanh khu vực anh sinh sống nghi ngờ con mắc chứng bàn chân bẹt sau khi biết anh cho con gái đi khám.

Có thể nói hiện nay nhiều người khá chủ quan về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ và cho con đi thăm khám quá muộn dẫn đến việc để lại hậu quả khá đáng tiếc.

Để giúp mọi người có những hiểu biết sâu hơn về chứng bàn chân bẹt, dấu hiệu nhận biết cũng như hậu quả nếu không được chữa trị kịp thời, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Eric Balderree – Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ về dị tật bàn chân bẹt ở trẻ.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 5

Bác sĩ Eric Balderree – Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ.

- Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ?

Bàn chân bẹt rất phổ biến ở các nước châu Á cũng như các nước phương Tây. Hơn 1/3 trẻ em ở châu Á bị tật bàn chân bẹt và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tật này có thể rất nghiêm trọng nếu như không chữa trị.

Thông thường, bàn chân của mỗi cơ thể có độ lõm bình thường nhưng ở Việt Nam nhiều trẻ chân không có độ lõm như ta thường thấy. Vùng cấu trúc xương ở chân bị dồn sụp xuống và lệch về phía bên trong của chân.

Tật này có thể ảnh hưởng tới dáng của trẻ và ảnh hưởng tới việc đi lại, chạy nhảy. Nếu chân bẹt không cân sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, khi đi đứng chạy nhảy sức chịu đựng của bàn chân kém, khó cân bằng.

- Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất do di truyền từ gia đình, bố mẹ, ông bà ảnh hưởng tới trẻ.

Thứ 2 do thời gian bé tập đi, đôi giày của bé đi không hỗ trợ được vòm chân đang phát triển, đi dép tông thường xuyên hoặc chân đi trên bề mặt cứng nên bé không hình thành được lõm bàn chân tự nhiên.

Nếu tạo điều kiện cho bé đi trên bề mặt mềm như cỏ hay mặt biển nhiều cát thì khi tập đi chân bé sẽ có phản xạ co lên, tạo được lõm bàn chân. Nhưng hiện nay rất nhiều bé đi trên đôi giày không có hỗ trợ lõm bàn chân và mặt đường cứng nên không tạo được lõm bàn chân.

- Vậy làm thế nào có thể nhận biết được trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt ?

Trẻ mắc chứng bàn chân bẹt có thể nhận biết như sau: chân đi hình chữ V, khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau, cổ chân bị xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài, khi đứng thẳng bàn chân không hề có lõm.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 6bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 7bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 8bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 9
Chân đi hình chữ VKhớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhauCổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoàiKhi đứng thẳng, bàn chân không hề có lõm

Chúng ta có thể nhìn bé từ phía sau thấy lõm bàn chân sụp vào bên trong, chân xòe ra, bị đổ dồn về phía sau hoặc chân bị lệch.

Ngoài ra, những bé bắt đầu đi được 1,5 tuổi, dáng đi của bé lóng ngóng, hay ngã so với những bé khác.

Cha mẹ cũng nên chú ý tới bàn chân của trẻ khi có dấu hiệu đau mỏi. Trẻ nhỏ bị ngã và khóc là hoàn toàn bình thường nhưng trẻ bị đau và mỏi chân là vấn đề... Chúng ta nên điều trị bàn chân bẹt ngay khi phát hiện được bởi trẻ càng lớn càng khó nắn chỉnh.

- Cách đơn giản nhất để cha mẹ có thể kiểm tra con mắc hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Để xem trẻ có mắc chứng bàn chân bẹt hay không, chúng ta làm ướt chân của trẻ bằng nước sạch hay nước màu, sau đó yêu cầu con đặt bàn chân in lên trên một thờ giấy trắng hoặc tấm bìa có thể thấy rõ.

Nếu diện tích cả bàn chân đều in dấu trên bề mặt thì có khả năng trẻ mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên nếu phần hình in có một đường vòm cong xuất hiện thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 10

Cách đơn giản để phát hiện con có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không.

Cha mẹ có thể nhận biết con của mình bị chứng bàn chân bẹt khi bàn chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Điều này khiến bàn chân của trẻ biến dạng và ảnh hưởng đến việc đi lại hay chạy nhảy.

Nếu trẻ có bàn chân bẹt, bạn có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại với bạn. Trẻ có thể phàn nàn về đau ở bàn chân, mắt cá hoặc đầu gối. Trẻ cũng có thể có những biểu hiện vụng về hoặc gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.

- Trẻ bao nhiêu tuổi có thể kiểm tra xem có mắc chứng bàn chân bẹt thưa bác sĩ?

Thông thường trẻ nhỏ khi mới sinh đều có bàn chân bẹt nhưng bắt đầu từ 3 tuổi trở lên các vòm bàn chân của trẻ đều sẽ được hình thành. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể kiểm tra cho con em mình ở độ tuổi này.

- Dị tật bàn chân bẹt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?

Hậu quả gây ra chứng bệnh sau này như đau gối, ảnh hưởng chiều cao, phát triển vóc dáng, vẹo cột sống, viêm thoái hóa khớp…. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về cột sống, đau lưng, lệch hông, vẹo cột sốngvì bàn chân bẹt nên cột sống, khung xương bị ảnh hưởng.

Đa số trẻ em dị tật bàn chân bẹt sẽ bị biến đổi cấu trúc xương dẫn đến thay đổi cấu trúc ở khớp đầu gối và thắt lưng. Sự lệch trục có thể gây ra rắc rối ở lưng, cổ, các đốt sống. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệpcó thể dẫn đến cấu trúc bất thường gây vẹongón chân cái, gai gót chân, viêm cân gan chân.

bac si chi cach don gian phat hien tre nho mac hoi chung ban chan bet - 11

Vẹo ngón chân cái có nguyên nhân từ bàn chân bẹt.

- Vậy, độ tuổi nào có thể điều trị chứng bàn chân bẹt hiệu quả nhất?

Độ tuổi lý tưởng là khi bé biết đi được1 năm, các bậc cha mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra. Và trẻ từ 2-7 tuổi chữa bàn chân bẹt tốt nhất.

Đối với trẻ nhỏ từ 3-7 tuổi có tật bàn chân bẹt việc điều chỉnh tương đối dễ dàng và các em vẫn có thể hoạt động bình thường không bị hạn chế nào.

- Bác sĩ cho biết cách điều trị dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ vàthời gian chữa trị kéo dài bao lâu?

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể được điều chỉnh khi được điều trị sớm và đúng. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là dùng đế chỉnh bàn chân đặt trong giày. Để đạt mức độ hiệu quả cao, đế này làm theo số đo bàn chân của từng người theo phương pháp đo quét chính xác đường cong của vòm bàn chân và được các bác sĩ chuyên khoa về điều trị chân làm thủ công.

Khi đi đế chỉnh hình chân này, triệu chứng bàn chân bẹt không phát triển thêm, đồng thời phòng ngừa những bệnh sau trẻ gặp phải như viên đau khớp gối và đau lưng.

Tùy vào từng trẻ và mức độ mà thời gian điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể đi đế chỉnh hình y khoa đến hết thời niên thiếu.

Ngoài ra một đôi giày tốt bảo vệ cổ chân và vòm bàn chân cho trẻ cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bàn chân bẹt.

- Với nhiều năm làm việc ở Việt Nam, bác sĩcho biết số lượng trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt đến điều trị ở phòng như thế nào?

Tôi đã khám cho rất nhiều trẻ em bàn chân bẹt. Làm việc ở TP.HCM và ở Hà Nội, tôi ước tầm khoảng 30% những bệnh nhân đến có hội chứng bàn chân bẹt.

- Thưa bác sĩ, ở nước ngoài trẻ em mắc dị tật bàn chân bẹt có nhiều như ở Việt Nam không?

Một số nước khác có hiện tượng bàn chân bẹt nhưng không phổ biến như Việt Nam. Tôi có làm việc Indonesia và Singapore nhưng mức độ trẻ bị bàn chân bẹt không nhiều.

- Vậy để trẻ không mắc hội chứng bàn chân bẹt, cần có biện pháp phòng tránh như thếnào?

Đầu tiên, bố mẹ nên mua giầy có vòm bên trên, không cho con đi sandal hay giầy dép không được hỗ trợ vòm chân.

Thứ hai, bố mẹ không nên cho con đi chân đất nhiều trên mặt phẳng cứng hoặc phải cho con đi giày, dép có hỗ trợ vòm bàn chân khi tập đi.

Bố mẹ cần chú ý những vấn đề nhỏ từ giày, dép, sinh hoạt hàng ngày bởi sau 2-3 tuổi, trẻ sẽ hình thành vòm chân tự nhiên, điều này rất quan trọng.

Xin cảm ơn bác sĩ về cuộc trao đổi này!

Bác sĩ Eric Balderree nhận bằng Cử nhân Khoa học về Vận động học, chuyên ngành Tiền vật lý trị liệu tại Đại học bang San Diego và bằng bác sĩ thần kinh cột sống tại Đại học Life Chiropractic College.

Trước khi đến Việt Nam, ông đã từng làm việc ở Mỹ, Singapore và Indonesia.

Theo Khám Phá


chăm sóc con

bệnh trẻ em

hội chứng bàn chân bẹt

dị tật chân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.