Hồng ngâm vào mùa, ngon khó cưỡng, nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn

Hồng ngâm là loại quả ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng ăn không đúng cách, đúng thời điểm lại gây hại cho sức khoẻ.

Hồng ngâm vào mùa, ngon khó cưỡng, nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn-1

Tác dụng của quả hồng ngâm

Tốt cho người giảm cân

Bởi vị ngọt của quả hồng giúp chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Trong hồng ngâm có chất keo pectin tự nhiên - một loại chất xơ, tan trong nước, làm tăng độ nhớt, tăng cường tiêu hóa.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Quả hồng ngâm chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose. Đây là các loại đường có thể giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.

Ngừa bệnh ung thư

Trong hồng ngâm có chứa nhiều beta caroten - chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ tác động của gốc tự do gây ung thư.

Chống lão hóa và làm đẹp da

Trong lớp vỏ quả hồng ngâm chứa nhóm hợp chất proan – thocyanidin, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa. Quả hồng cũng chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Hồng ngâm vào mùa, ngon khó cưỡng, nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn-2

Những người không nên ăn hồng ngâm

Người bị dạ dày

Quả hồng có vị chát. Nếu ăn nhiều sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

Người bị tắc ruột

Người có tiền sử bị tắc ruột nếu ăn nhiều hồng quá có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân… dẫn tới tử vong.

Người bị tiểu đường

Quả hồng có vị ngọt, chứa nhiều đường, nếu ăn nhiều ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Người bị tiêu chảy

Quả hồng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo vì vậy những người bị tiêu chảy không được ăn.

Người bị cảm lạnh

Quả hồng có tính hàn, không phù hợp với người bị cảm lạnh và suy nhược cơ thể.

Người thiếu máu không nên ăn hồng

Cũng cần chú ý khi ăn hồng vì hàm lượng tanin cao có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt của cơ thể.

Người cao tuổi

Người già có đường tiêu hóa kém, thường xuyên bị táo bón nên người cao tuổi ăn dễ bị tắc ruột do khối bã kết tủa.

Hồng ngâm vào mùa, ngon khó cưỡng, nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn-3

Những thực phẩm đại kỵ với quả hồng, không nên ăn cùng nhau

Canh cua

Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, chất tannin và các thành phần khác có trong quả hồng có thể làm cho chất đạm trong thịt cua kết tủa rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột, lên men rồi thối rữa, từ đó gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài…

Thịt ngỗng

Thịt ngỗng là loại thực phẩm giàu protein chất lượng cao, khi gặp tanin trong quả hồng, protein này dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Hải sản

Tương tự như thịt ngỗng, các loại hải sản như mực, tôm, cua,… đều là thực phẩm giàu protein. Chúng cũng sẽ cùng tanin trong quả hồng kết tủa tạo cảm giác không mấy dễ chịu cho dạ dày. Nếu ăn hồng sau khi dùng hải sản có thể làm bạn bị đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu, nặng hơn sẽ hình thành sỏi trong dạ dày.

Khoai lang

Thành phần chủ yếu của khoai lang là tinh bột, sau khi được đưa vào dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn acid dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ xảy ra phản ứng kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này liên kết với nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, từ đó hình thành sỏi trong dạ dày, đe dọa sức khỏe của dạ dày một cách nghiêm trọng.

Hồng ngâm vào mùa, ngon khó cưỡng, nhưng những người sau tuyệt đối không nên ăn-4

Lưu ý khi ăn hồng

Không ăn lúc đói

Ăn hồng lúc bụng đói dễ sinh thành sỏi. Do lúc bụng đói, chất tannin và pectin trong quả hồng khi ở môi trường a-xít của dạ dày sẽ kết tụ lại, các khối kết tụ này khi không xuống được ruột non sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi.Chúng sẽ gây tắc nghẽn tại đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đau quặn bụng trên, nôn mửa hay thậm chí là nôn ra máu… nếu không được thải ra ngoài theo đường tự nhiên.

Không ăn vỏ hồng

Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã, vì vậy bạn phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Không ăn khi uống rượu

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên do vì theo Đông y, quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc.

Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Theo Tiền Phong


hồng ngâm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.