- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Indonesia nhờ các nước hỗ trợ thuốc giải độc cho trẻ bị suy thận cấp
Australia đã gửi các lọ thuốc giải độc "hiếm" cho Indonesia sau khi 133 trẻ em tử vong vì tổn thương thận cấp tính liên quan đến siro ho bị nhiễm độc.
Tuần trước, Indonesia đã đình chỉ việc bán tất cả các loại thuốc siro trên toàn quốc khi chính quyền Jakarta mở một cuộc điều tra khẩn cấp về các trường hợp tử vong và hàng chục ca bệnh khác trên 22 tỉnh trong khoảng thời gian 2 tháng.
241 trẻ em được ghi nhận bị tổn thương thận cấp tính. Trong đó, hơn một nửa đã tử vong và phần lớn dưới 5 tuổi.
Indonesia đã xác nhận tìm thấy các chất độc hại ethylene glycol và diethylene glycol trong máu của bệnh nhi và các sản phẩm siro thuốc tại nhà của một số người bị bệnh.
Giờ đây, với những trường hợp vẫn đang ốm nặng, Chính phủ của Tổng thống Joko Widodo đã nhờ Australia giúp đỡ.
Thông báo việc tạm dừng bán siro tại một hiệu thuốc ở Jakarta. Ảnh: AP
Bộ trưởng Y tế Indonesia, Budi Gunadi Sadikin,thông tin, ông đã gọi điện cho người đồng cấp Australia, Mark Butler, để nhận một lô khẩn cấp fomepizole, loại thuốc dùng để điều trị ngộ độc methanol và ethylene glycol.
Theo SMH, Australia đã cung cấp 16 lọ và Singapore thêm 10 lọ.
"Loại thuốc này vẫn còn hiếm. Tôi đã gọi cho bộ trưởng y tế của Singapore, Australia và họ ngay lập tức hỗ trợ", ông Sadikin nói.
Ông Butler, Bộ trưởng Y tế Australia, cho biết đã chuyển thuốc đến Indonesia vào đầu tuần: “Những người hàng xóm Indonesia đã liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ khẩn cấp trong việc điều trị bệnh nhi nhiễm độc”.
“Nguồn cung cấp thuốc fomepizole trên toàn thế giới có hạn. Tôi rất vui vì chính phủ Australia có thể cung cấp 16 lọ”.
Bộ Y tế Indonesia cho biết, sự hỗ trợ từ Australia và Singapore sẽ tăng thêm nguồn cung, mỗi bệnh nhân được tiêm một liều 1,5ml.
Là hóa chất thường được sử dụng trong các sản phẩm ôtô như chất chống đông và dầu phanh, ethylene glycol có thể gây chết người ngay cả khi ăn một lượng nhỏ. Fomepizole có thể làm cơ thể ngừng trao đổi chất nếu được sử dụng nhanh chóng.
Indonesia vẫn chưa xác định chắc chắnnhững đứa trẻ bị ngộ độc do thuốc ho.
Nhưng ngày 21/10, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia đã nêu tên 5 loại siro ho bị nhiễm hóa chất vượt quá giới hạn an toàn. Họ cũng tiến hành điều tra hàng trăm loại thuốc khác.
Indonesia chưa xác định được mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng y tế của mình và cái chết của 70 bệnh nhi bị tổn thương thận cấp ở Gambia. Siro paracetamol nhập khẩu từ Ấn Độ vào Gambia bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra những ca tử vong đó.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo 4 sản phẩm do Công ty Maiden Pharmaceuticals của Ấn Độ sản xuất và vận chuyển đến Gambia có chứa hàm lượng ethylene glycol và diethylene glycol ở mức “không thể chấp nhận được”. Ấn Độ cũng đã yêu cầu Công ty Maiden ngừng sản xuất 4 loại siro ho trên tại nhà máy bên ngoài Delhi.
Indonesia khẳng định rằng 4 sản phẩm trên không có trên thị trường ở nước này. Nhưng Giáo sư Arry Yanuar, Trưởng khoa Dược tại Đại học Indonesia, nói chính phủ phải điều tra nguồn gốc của những chất trên: “Có thể nguyên liệu thô đã bị ô nhiễm”.
Cơ quan quản lý thực phẩm của Indonesia đã ban hành danh sách các nhãn hiệu thuốc siro ho an toàn.
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMỗi dịp lễ, Tết chúng ta thường nấu nướng, tiệc tùng nhiều hơn nên có nhiều đồ ăn thừa. Nếu bảo quản không đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột.
-
Sức khỏe21 giờ trướcBộ Y tế cho hay nước ta đang tạm dừng sử dụng Evusheld, loại thuốc dự phòng và điều trị Covid-19, để tiếp tục theo dõi, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
-
Sức khỏe22 giờ trướcNhiều người bệnh phát hiện bệnh suy thận ở giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
-
Sức khỏe23 giờ trướcVừa qua Giao thừa, sản phụ được gia đình đưa vào viện mổ đẻ trong tình trạng vỡ ối đã lâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao, đau đớn...
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà nghiên cứu cho biết máy sấy sử dụng tia cực tím (UV) để làm kho gel sơn móng tay có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí cả nguy cơ ung thư.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuảng Ngãi - Dù gia đình biết con mình hóc hạt bí và khi vào viện đã nói với y bác sĩ, tuy nhiên các y bác sĩ đã không cứu được cháu bé.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó tiền sử khỏe mạnh nhưng sau đó anh H. xuất hiện ho khan và đau tức ngực trái. Lo lắng, anh đã vào viện thăm khám.
-
Sức khỏe1 ngày trước5 loại tác nhân virus gây bệnh mới nổi thật sự có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu ở nước ta và một số vùng trên thế giới.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgày Tết nhiều gia đình có thói quen tích trữ đồ ăn. Đặc biệt là không ít nhà gói nhiều bánh chưng, làm các loại mứt để ăn dần đến ra Giêng. Thực tế khi thời tiết nóng ẩm, hoặc đồ ăn để lâu ngày không bảo quản đúng cách dẫn đến nấm mốc, gây hại tới sức khỏe nếu ăn vào.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột số người nhận thấy họ đi vệ sinh nhiều hơn sau khi thưởng thức cà phê.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau tuổi 40, chị em nên tẩm bổ bằng 3 loại "thuốc bổ thượng hạng" này mỗi tuần.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTôi chỉ uống 2 ly rượu nhỏ nhưng mặt đã đỏ phừng phừng. Đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không thưa bác sĩ? (An An, 25 tuổi, Đồng Nai).