Không làm gì cũng đổ mồ hôi có thể ngầm báo cho bạn nhiều vấn đề về sức khỏe

Đừng chủ quan khi bạn không hoạt động thể chất nặng nhọc mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề sức khỏe.

Đừng chủ quan khi bạn không hoạt động thể chất nặng nhọc mà vẫn đổ nhiều mồ hôi vì đó có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề  sức khỏe .

Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên nhằm điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Mỗi người trong chúng ta sẽ có tình trạng đổ mồ hôi khác nhau. Có người rất ít khi ra mồ hôi, trong khi đó có nhiều người gặp trường hợp oái ăm là chỉ ngồi thở thôi mà mồ hôi cũng chảy ròng ròng. Nếu bạn thuộc trường hợp thứ hai thì hãy cẩn thận, đó là có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau.

Căng thẳng quá mức

Có hai loại tuyến mồ hôi, đó là eccrine và apocrine. Tuyến mồ hôi eccrine chỉ hoạt động khi bạn tập thể dục hoặc khi nhiệt độ của bạn tăng cao. Ngược lại, tuyến mồ hôi apocrine lại rất nhạy cảm với các kích thích thần kinh thông qua adrenaline và đây là lý do vì sao bạn đổ mồ hôi nhiều hơn khi bị căng thẳng. Do vậy, để tránh tình trạng mồ môi đổ không kiểm soát thì bạn hãy học cách hạn chế căng thẳng thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Rối loạn hormone

Mất cân bằng hormone và thay đổi nội tiết tố được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều. Khi hormone bị rối loạn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn, các tuyến bã nhờn và mồ hôi sẽ bị kích thích hoạt động mạnh hơn, tăng tiết dầu nhờn và mồ hôi để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, sự gia tăng này thường xuyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát, không đúng lúc, đúng chỗ và gây cảm giác khó chịu cho "khổ chủ".

Béo phì

Không chỉ thở thôi cũng béo, những người bị béo phì còn có một nỗi niềm khó nói khác: thở thôi cũng đổ mồ hôi ròng ròng. Nguyên nhân là vì những người thừa cân luôn có thân nhiệt cao hơn người bình thường. Thêm vào đó, hệ thần kinh giao cảm ở những người này đôi khi có xu hướng hoạt động mạnh hơn những người có cơ thể cân đối. Vì vậy, tuyến mồ hôi thường phải hoạt động "năng suất" hơn để hạ nhiệt ở người béo phì.

Bệnh tăng tiết mồ hôi

Sự thực là, có không ít người trong số chúng ta mắc bệnh tăng tiết mồ hôi. Căn bệnh này là hệ quả do rối loạn hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm) gây ra. Thông thường, thông qua các hạch thần kinh, hệ thống thần kinh sẽ gửi tín hiệu điều khiển tuyến mồ hôi hoạt động để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên khi quá mức, hệ thống thần kinh này sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt của cơ thể kém nhạy bén, làm sai lệch tín hiệu truyền đi và hệ quả là mồ hôi bài tiết liên tục mất kiểm soát.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng có thể gây nên hiện tượng mồ hôi đổ vô tội vạ dù bạn không làm gì nặng nhọc. Bởi vì khi bạn thức khuya, ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn hormone và nội tiết tố. Và như chúng ta đã biết, các chứng rối loạn này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi. Do vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và ngủ sớm để hạn chế gặp phải tình trạng khó chịu này.

Theo Trí thức trẻ


mồ hôi

béo phì


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.