- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải chỉ tiêm mới bị sốc phản vệ, mọi người vẫn mắc như thường qua những đường này
Ngoài tiêm phòng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, bạn vẫn có nguy cơ sốc phản vệ qua việc ăn uống loại thực phẩm nào đó, sốc phản vệ sau uống thuốc kháng sinh, tiêm vắc-xin… thậm chí là một nốt ong đốt.
Ngoài tiêm phòng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, bạn vẫn có nguy cơ sốc phản vệ qua việc ăn uống loại thực phẩm nào đó, sốc phản vệ sau uống thuốc kháng sinh, tiêm vắc-xin… thậm chí là một nốt ong đốt.
Mấy ngày gần đây, câu chuyện ông bố trẻ là một dược sĩ tự sơ cứu sốc phản vệ cho con bị dị ứng sữa ngoài được nhiều người truyền tai nhau. Anh Lê Huy Dương vốn là một dược sĩ (công tác tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực Thanh Hóa) cho biết vừa trải qua một phen hú hồn khi xử lý chuyện dị ứng sữa ngoài của cô con gái mới 5 tháng tuổi. Câu chuyện của anh chính là lời cảnh tỉnh cho tất cả những cha mẹ có con bị dị ứng sữa ngoài, cách sơ cứu khi con bị sốc phản vệ do dị ứng sữa rất đáng học hỏi.
Qua câu chuyện của gia đình anh Dương, nhiều người vô cùng lo lắng nhận ra, hóa ra sốc phản vệ không đơn giản là có thể xảy ra khi tiêm thuốc. Trẻ vẫn có nguy cơ bị sốc phản vệ qua đường uống như trường hợp con nhà anh Dương bị sốc phản vệ so uống sữa ngoài. Vậy sốc phản vệ còn có thể xảy ra qua những con đường nào và các bước sơ cứu kịp thời trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện là gì?
Mấy ngày gần đây, câu chuyện ông bố trẻ là một dược sĩ tự sơ cứu sốc phản vệ cho con bị dị ứng sữa ngoài được nhiều người truyền tai nhau.
Ngoài tiêm, bạn vẫn có nguy cơ bị sốc phản vệ qua những con đường quen thuộc này
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ nhỏ, với bất cứ dị nguyên nào mà không lường trước được. Cụ thể, có người bị sốc phản vệ do tiêm vắc-xin, có người sốc phản vệ sau khi uống B1, vitamin C, có người lại sốc phản vệ do ăn một loại thực phẩm nào đó. Thậm chí là ăn một hạt lạc, uống một ngụm sữa, ăn trứng, thậm chí vào vườn hoa và hít phải mùi bất thường cũng có nguy cơ bị sốc phản vệ, tử vong trong tích tắc.
Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, sốc phản vệ qua đường ăn uống có nhiều biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng. "Một số người có biểu hiện sốc phản vệ với biểu hiện ngoài da như da mẩn đỏ, ngứa, phù nề mặt mũi, chân tay, mồm miệng. Nhiều người bị sốc phản vệ nặng hơn có thể xuất hiện bỏng nước, loét da, bong trợt da…", vị chuyên gia cho hay.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Khi ăn uống bất cứ một loại thực phẩm nào, nếu thấy những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt và biểu hiện lặp lại mỗi lần ăn thì chắc chắn đã bị dị ứng với loại thực phẩm đó. Tốt nhất nên đi khám để được tư vấn và tìm hiểu dị nguyên gây dị ứng, tránh ăn vào lần sau
Bất cứ một thực phẩm nào cũng có thể gây phản ứng dị ứng, trong đó nhóm thực phẩm xếp vào loại dễ gây dị ứng gồm: lạc, tôm, nhộng, cóc, sữa bò, hải sản… "Không ăn bất cứ loại thức ăn nào bạn từng dị ứng vì phản ứng lần sau có thể nặng hơn, gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng", BS Dung cho hay.
Sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm, có thể gặp ở bất cứ ai chứ không chỉ là trẻ nhỏ, với bất cứ dị nguyên nào mà không lường trước được.
Sơ cứu trước khi bị sốc phản vệ đúng cách, kịp thời cứu tính mạng cho người gặp nạn
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: "Gặp dị ứng, sốc phản vệ qua đường ăn uống cũng có biểu hiện nặng nề chẳng kém sốc phản vệ do thuốc nên cần hết sức cẩn trọng. Sốc phản vệ nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời có thể gây tử vong đột ngột".
Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị sốc phản vệ đúng cách? Theo chuyên gia, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu ban đầu sau:
- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị vật nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi, đồ ăn thức uống…).
- Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Trước khi sử dụng Arenaline, ngay cả khi có chuyên môn, bạn cũng cần lưu ý báo ngay cho bác sĩ:
Chuyên gia lưu ý, Adrenaline thường được chỉ định trong những trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Tác dụng chủ yếu của nó là kích thích vận chuyển máu về tim (thuốc trợ tim). Chỉ định: Cấp cứu sốc phản vệ, suy tim, ngừng tim, tai biến mạch máu não. Trong chia sẻ, anh Dương đã tự sơ cứu tiêm thuốc cho con nhưng điều này chỉ có thể thực hiện với người có chuyên môn (anh Dương là dược sĩ), trong khi tất cả những người chưa được đào tạo đều không được phép thực hiện.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
+ Trong trường hợp dị ứng với adrenaline, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa adrenaline. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
+ Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
+ Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
+ Là người cao tuổi.
+ Đang mang thai hoặc cho con bú.
Theo Helino
-
Sức khỏe2 giờ trướcBộ trưởng Y tế Indonesia vừa cảnh báo về sự nguy hiểm của loại kẹo đang gây sốt có tên chiki ngebul hay còn gọi là “hơi thở của rồng”.
-
Sức khỏe3 giờ trướcKhi đang ân ái với bạn gái, anh Hà bất ngờ khi phát hiện cô có khối u cứng, không đau. Sau khi đi khám, cô nhận kết quả ung thư vú giai đoạn 2.
-
Sức khỏe4 giờ trướcChúng ta thường chi nhiều tiền để tìm kiếm cho mình những "đơn thuốc cho tuổi thọ" mà không biết rằng có những thực phẩm tốt cho sức khỏe lại nằm ngay trong căn bếp nhà mình.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCồn ethoxylat trong chất tẩy rửa của máy rửa bát có thể phá hủy ruột. Khi lớp bảo vệ ruột bị hỏng, người dùng dễ mắc viêm dạ dày, tiểu đường, xơ gan, trầm cảm và Alzheimer.
-
Sức khỏe7 giờ trướcVừa ăn lòng luộc vừa nói chuyện, người đàn ông bị sặc, khó thở, da, môi, đầu chi tím tái phải đi cấp cứu gấp. Bác sĩ gắp ra đoạn lòng dài 25cm nằm giữa hai dây thanh quản.
-
Sức khỏe10 giờ trướcCác nhà khoa học vừa phát hiện ra cơ chế khiến virus sởi có thể gây ra một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp nhưng chết người, nhấn mạnh độ nguy hiểm của dịch bệnh được WHO cảnh báo có thể đe dọa nhân loại lần nữa trong năm nay.
-
Sức khỏe10 giờ trướcÁp dụng 3 điều lười biếng của thánh địa trường thọ sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTrong ngày đầu tiên quay trở lại hoạt động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận gần 3.000 trường hợp đến khám các bệnh lý về da…
-
Sức khỏe1 ngày trướcChloe bỏ qua các biểu hiện đầy bụng, khó nuốt cho đến khi cơn đau trở nên quá nặng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại củ này được người Nhật ưa chuộng trong các bữa ăn, như một cách để ngăn ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông ở tỉnh Quảng Nam vừa ăn lòng luộc, vừa nói chuyện dẫn đến sặc, khó thở, da tím tái.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTỏi có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được khuyên dùng trong mùa đông, nhưng có một số người nên tránh ăn tỏi.
-
Sức khỏe2 ngày trướcTheo PGS Zhu Yi, làm sao để có thể đạt được chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất để phòng bệnh ung thư.
-
Sức khỏe2 ngày trướcBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị một trường hợp bệnh nhân nữ bị sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông.