Người phụ nữ bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm: Hãy từ bỏ ngay thói quen cứ mệt là truyền dịch!

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.

Người phụ nữ 33 tuổi bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm tại phòng khám tư

Vào tối 7/4, một phụ nữ đến phòng khám Kết Châu để khám do mệt mỏi. Tại đây, cô được bác sĩ Dương Văn Kết (chủ phòng khám) chỉ định truyền dịch. Sau khi truyền một chai nước muối Natri Clorit, bệnh nhân được truyền đạm. Chỉ 10 phút sau, bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ, tím tái. Bác sĩ có rút dây chuyền, thực hiện cấp cứu kết hợp gọi 115 hỗ trợ nhưng bệnh nhân đã tử vong.

Người phụ nữ bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm: Hãy từ bỏ ngay thói quen cứ mệt là truyền dịch!-1
Sau khi truyền một chai nước muối Natri Clorit, bệnh nhân được truyền đạm.

6 tháng trước, chúng ta cũng phải kinh hãi trước vụ bé trai 22 tháng tuổi tử vong bất thường sau khi truyền dịch. Theo đó, anh Nguyễn Đình Dân (bố cháu B.) cho biết, chiều ngày 15/10, sau khi cháu B. có biểu hiện sổ mũi, sốt 38.5 độ C, tiêu chảy nên anh Dân cùng vợ đưa con trai đến phòng khám tư của bà Cúc tại địa chỉ trên để thăm khám. Tại đây, bà C. trực tiếp thăm khám và cho thuốc (chữa tiêu chảy – PV) sau đó anh chị đã đưa con về để theo dõi và uống thuốc nhưng không đỡ.

Đến ngày 16/10, bố mẹ cháu B. tiếp tục đưa con đến phòng khám của bác sĩ C. để được thăm khám. Lần này, bác sĩ đã chỉ định truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi truyền dịch không lâu, cháu có biểu hiện sốc. Sau đó, cháu bé có biểu hiện tím tái, cứng đơ và tử vong trên đường đi cấp cứu.

Người phụ nữ bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm: Hãy từ bỏ ngay thói quen cứ mệt là truyền dịch!-2
Sau khi truyền dịch không lâu, cháu có biểu hiện sốc.

Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, Bà Vũ Thị Bai 56 tuổi ở Hải Dương, mệt mỏi trong người nên ra tiệm thuốc mua một chai dịch về nhà nhờ người truyền hộ. 10 phút sau khi truyền dịch, bà Bai cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run.

Người nhà vội vàng rút kim truyền và đưa bà đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cấp cứu vào cuối tháng 9/2018. Theo gia đình của bà Mia, bà Bai vốn thể trạng ốm yếu, đã từng tự truyền dịch tại nhà, lần này không may xảy ra sự cố.

Thói quen cứ mệt mỏi là tìm đến truyền dịch đã ăn sâu trong tiềm thức của rất nhiều người. Điều này đôi khi để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Trường hợp tự ý truyền dịch dẫn đến tử vong chính là bài học cảnh tỉnh sâu sắc cho tất cả mọi người có thói quen nguy hiểm này.

Tự ý truyền dịch khi cảm thấy mệt mỏi là rước họa vào thân

Theo BS Nguyễn Trung Cấp (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm. Không phải loại bệnh nào cũng được phép truyền dịch. Để truyền dịch, bác sĩ cần căn cứ vào loại bệnh và tình trạng cấp cứu để chỉ định cụ thể cho bệnh nhân loại dịch truyền phù hợp.

Người phụ nữ bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm: Hãy từ bỏ ngay thói quen cứ mệt là truyền dịch!-3
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm.

Với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến như nhiễm trùng hoặc việc đưa vào cơ thể một lượng nước lớn sẽ có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không chịu như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc…

"Truyền dịch được thực hiện cho người mắc bệnh nặng cần cấp cứu hoặc người không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào cũng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, liều lượng truyền phải cân nhắc, tính toán cho từng trường hợp cụ thể. Hơn thế là phải có sự theo dõi của bác sĩ chứ không tùy tiện làm tại nhà được", BS Nguyễn Trung Cấp nói.

Trong các biện pháp chữa bệnh, tiêm truyền là biện pháp kỹ thuật rất dễ xảy ra các tai biến bao gồm cả dị ứng và các phản ứng khác nhau của thuốc. Tai biến thường xảy ra nhanh, ngay cả khi đang trong quá trình tiêm truyền, thậm chí đã có trường hợp tử vong.

BS Cấp khẳng định: "Chỉ nên truyền dịch khi không thể ăn được uống được, chứ còn ăn được uống được không tội gì chọn giải pháp là truyền nước".

Người phụ nữ bị sốc phản vệ, tử vong sau 10 phút truyền đạm: Hãy từ bỏ ngay thói quen cứ mệt là truyền dịch!-4
Chỉ nên truyền dịch khi không thể ăn được uống được, chứ còn ăn được uống được không tội gì chọn giải pháp là truyền nước.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…, người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch.

Các chuyên gia cùng khuyến cáo, bên cạnh việc nhiều người tự truyền dịch tại nhà, rất nhiều người cũng đến tiêm truyền tại những nơi không phải cơ sở y tế, dẫn đến những nguy hiểm tính mạng chẳng kém. Rất có thể bạn sẽ gặp phải người tiêm không có chuyên môn, dùng thuốc không đúng, thuốc không an toàn, nguy cơ gặp tai biến cao hơn rất nhiều.

Việc truyền dịch nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện xử lý khi xảy ra tai biến. Không được tự tiêm truyền ở nhà, tại những nơi không phải cơ sở y tế, đặc biệt kể cả nhân viên y tế cũng không được tự tiêm truyền ở nhà.

Theo Helino


truyền dịch

sốc phản vệ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.