Không uống rượu mạnh vẫn nhập viện: BS cảnh báo 2 đồ uống gây hỏng gan nếu uống nhiều

Nhiều người cho rằng uống bia hay rượu vang đều an toàn hơn rượu mạnh. Nhưng các bác sĩ lại cho rằng, chúng vốn hoàn toàn như nhau bởi bia hay rượu mạnh cũng đều gây tác hại cho gan.

Nhiều người cho rằng uống bia hay rượu vang đều an toàn hơn rượu mạnh. Nhưng các bác sĩ lại cho rằng, chúng vốn hoàn toàn như nhau bởi bia hay rượu mạnh cũng đều gây tác hại cho gan.

"Tôi chỉ uống bia"

Anh Nguyễn Văn Thành sinh năm 1987 trú Hai Bà Trưng, Hà Nội phải nhập viện khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai vì bị chảy máu thực quản.

Anh Thành sau khi uống bia về cảm giác mệt mỏi, đau bụng và nôn ra máu. Người nhà vội vàng đưa anh vào Bệnh viện cấp cứu. Khi bác sĩ hỏi lịch sử bệnh cảnh người nhà của anh cho rằng anh không nghiện rượu mà chỉ uống được bia.

Từ trước đến nay, anh Thành luôn nhận mình không uống được rượu nhưng bia thì anh có thể uống no. Vì nghĩ bia tốt, mát, ít cồn nên anh cứ uống thoải mái mà không nghĩ rằng bia cũng có thể gây ra tai hoạ như rượu mạnh.

Tiến sĩ Vũ Trường Khanh – Khoa Tiêu Hoá bệnh viện Bạch Mai cho biết có nhiều bệnh nhân như anh Thành vào nhập viện bác sĩ hỏi có nghiện rượu không bệnh nhân thẳng thắn trả lời không uống được rượu mà chỉ uống bia.

Cùng với bia, rượu vang cũng được mọi người ưa chuộng nhất là dịp Tết. Tuy nhiên với rượu vang cũng có nhiều người phải nhập viện vì uống rượu vang vào ngày Tết.

Không uống rượu mạnh vẫn nhập viện: BS cảnh báo 2 đồ uống gây hỏng gan nếu uống nhiều - Ảnh 1.

Bia dù độ cồn thấp nhưng vẫn hại cho sức khoẻ vì không ai uống bia ít cả.

Trường hợp của ông Nguyễn Công Kh. 56 tuổi, trú tại Tân Mai, Hà Nội là điển hình. Cả mấy ngày Tết Bính Thân năm ngoái ông Kh chỉ uống rượu vang thay cho rượu mạnh vì bác sĩ cho biết ông bị xơ gan và phải kiêng rượu bia.

Dù đã kiêng rượu bia cả năm nhưng mấy ngày Tết khách khứa đến nhà ông lôi rượu vang ra uống. Người này mời người kia có ngày ông uống hết cả chai vang.

Từ trước tới nay, ai cũng nghĩ rượu vang nhẹ tênh uống tốt cho tim mạch và tiêu hoá nhưng đến ngày mùng 3 Tết. Người nhà thấy ông mệt mỏi, da xanh, đi ngoài phân đen như ca phê, mùi tanh khó chịu, người mệt mỏi, chóng mặt.

Ông Kh. được người nhà đưa vào viện, bác sĩ chẩn đoán chảy máu tiêu hoá và được nội soi cầm màu. Ông Kh khẳng định mình chỉ uống rượu vang không uống bia hay rượu mạnh. Cả gia đình ông đều ngớ người khi bác sĩ cho rằng rượu vang cũng thành rượu mạnh nếu uống quá nhiều.

Không uống rượu mạnh vẫn nhập viện: BS cảnh báo 2 đồ uống gây hỏng gan nếu uống nhiều - Ảnh 2.

Bia và rượu vang đều hại như nhau

TS Vũ Trường Khanh cho biết rất nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm gan hay bệnh tim mạch, tăng huyết áp nhưng vẫn uống bia, rượu vang bình thường vì họ nghĩ rằng bia và rượu vang tốt cho sức khoẻ.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại khi số ca nhập viện ở khoa Nội tiêu hoá vẫn tăng ùn ùn vào dịp Tết dù người bệnh ngơ ngác cho rằng "tôi chỉ uống bia".

Theo TS Khanh, bình thường rượu nặng trung bình 40 độ cồn tức 100ml độ có khoảng 45 mg cồn nhưng bia chỉ có 5 độ cồn 100 ml bia có 5 mg cồn nhưng không ai uống bia 1 cốc con khoảng 100ml mà họ uống cả lít bia tương đương với 3 cốc là ít.

Nếu uống 1000ml tương đường 50mg cồn tương đương 100ml rượu 50 độ, lúc này lượng cồn nạp vào trong cơ thể không hề nhẹ.

TS Khanh cho biết với rượu vang cũng tương tự. Rượu vang nhẹ nhất 12 độ nên 100ml 12mg cồn nhưng 500ml rượu vang sẽ tương đương 60mg cồn tương đương với rượu mạnh trên 50 độ cồn.

Chính vì thế, dù bất cứ ai uống bia hay rượu vang khi có bệnh mãn tính vẫn đều ảnh hưởng tới gan như nhau.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trung bình uống 1 ngày quá 300ml bia tương đương với 18mg cồn/ngày và uống như thế trong vòng 10 năm sẽ gây tổn thương cho gan, phụ nữ tỷ lệ này khó hơn.

TS Khanh cho biết, ở Việt Nam khi bệnh nhân nhập viện bác sĩ hỏi về khối lượng rượu, bia họ đã uống vào hầu như chẳng ai biết.

"Bệnh nhân không biết mình uống như thế nào trong một ngày mà họ uống theo sở thích, uông no chán thì thôi chứ không nghĩ rằng uống bao nhiêu là đủ vì thế nỗi lo chảy máu tiêu hoá, viêm tuỵ cấp, loạn thần rồi đi lại giao thông trong ngày Tết, đánh nhau ngày Tết cứ trở thành nỗi ám ảnh của bác sĩ". TS Khanh nhấn mạnh.

Khi vào cơ thể, quá trình chuyển hoá của ethanol trong cơ thể từ dạ dày xuống đến ruột non sau đó nó nhanh chóng được hấp thu vào máu và phân bố đi toàn bộ cơ thể.

Do được phân phối một cách nhanh chóng và triệt để nên ethanol có thể ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, nhất là hệ thần kinh một cách nhanh chóng ngay cả ở nồng độ nhỏ.

Các bộ phận của cơ thể trong đó gan là cơ quan chủ yếu có nhiệm vụ thải trừ tới 95% lượng ethanol hấp thụ từ cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Phân còn lại rượu được thải trừ thông qua hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, phân, sữa, nước bọt.

Như vậy ethanol sẽ tích luỹ chủ yếu ở gan nếu gan đã bị suy và không thể thải trừ được, càng làm cho tình trạng gan nhanh chóng suy giảm nếu tiếp tục uống bia rượu.

TS Khanh khuyến cáo trong bất cứ hoàn cảnh nào tốt nhất là không uống rượu và những người cho rằng rượu vang tốt cho tim mạch là hoàn toàn sai.

Theo Trí thức trẻ


gan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.