- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kỹ thuật hạ thân nhiệt – Niềm hi vọng trong điều trị cấp cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ (HIE)
Thứ năm, 17/08/2017 16:32
Vừa qua, một bệnh viện phụ sản lớn ở khu vực Tây Nam Bộ đã lần đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động trong điều trị cấp cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ (HIE).
Vừa qua, một bệnh viện phụ sản lớn ở khu vực Tây Nam Bộ đã lần đầu tiên ứng dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động trong điều trị cấp cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ (HIE).
Hạ thân nhiệt hồi sinh bé trai "không có biểu hiện sự sống"
Cụ thể, khuya ngày 10-8, bệnh viện (BV) Phụ sản thành phố Cần Thơ đã cấp cứu một bé trai 37 tuần 5 ngày, cân nặng 3.400gram, con sản phụ L.T.M.D. (21 tuổi, ngụ Vĩnh Long). Sau sinh, toàn thân bé tím tái, không thở, mạch không phản xạ, nhịp tim rời rạc, không có biểu hiện sự sống. Ngay trong đêm, ekip trực của khoa Sanh và khoa Nhi - Sơ sinh đã phối hợp nhanh chóng và nhịp nhàng hồi sức tích cực tim phổi, đặt nội khí quản, bóp bóng qua khí quản cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có tái lập tuần hoàn và chuyển lên khoa Sơ sinh theo dõi.
Tại đây sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng ban đầu, bé được chẩn đoán bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ, tiên lượng nặng, biểu hiện mê, co gồng toàn thân, tứ chi tím lạnh, mạch chậm: 85-90 lần/phút. Đầu bé có bướu huyết thanh to, thóp phồng nhẹ, HA trung bình 38mmHg.

Ekip bác sĩ BV đã nhanh chóng hội chẩn, tiến hành thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động bằng phương pháp làm lạnh bề mặt. Các BS xử trí làm lạnh liên tục toàn thân trong 72 giờ, hạ thân nhiệt trẻ xuống 33,5 độ C lúc 6 giờ tuổi và kiểm soát thân nhiệt của trẻ thông qua 2 cảm biến nhiệt độ ở da và ở trực tràng. Cách này giúp giảm số lượng tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn do phù não, giúp cải thiện tiên lượng lâu dài cho trẻ.
Đồng thời, trẻ tiếp tục được hỗ trợ hô hấp bằng không khí áp lực dương và nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh và đặt mornitoring để theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bé. Trong thời gian hạ thân nhiệt, bé diễn tiến đáp ứng với điều trị, ổn định về hô hấp và huyết áp, giảm co gồng. Sau khi làm lạnh, bệnh nhi được làm ấm từ từ để đưa về nhiệt độ bình thường 36,5 - 37 độ C.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, niềm vui, niềm hạnh phúc đã hiện hữu trên mặt đội ngũ y, bác sĩ và người nhà bé sơ sinh. Hiện tại, bé tỉnh, diễn tiến tốt, tứ chi cử động tốt, mạch rõ, thở đều, các bác sĩ đã tiến hành cai máy và tiếp tục theo dõi để hỗ trợ sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
Nên áp dụng cho trẻ dưới 6 giờ tuổi
BS. CKI. Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết, bệnh não sơ sinh thiếu oxy, thiếu máu cục bộ (HIE) là tình trạng thiếu oxy trước, trong hoặc ngay khi sanh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này dẫn đến thiếu oxy và giảm lưu lượng máu đến não gây ra bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ. Hậu quả của bệnh lý này dẫn đến tỉ lệ trẻ tử vong cao và có thể để lại di chứng nặng về chậm phát triển tâm thần vận động.
Lợi ích của phương pháp hạ thân nhiệt chủ động đã được chứng minh trong những thử nghiệm lâm sàng được thực hiện một cách nghiêm ngặt tại các bệnh viện lớn ở Mỹ, châu Âu, Úc… và được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao theo dõi để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Đồng thời, phương pháp này còn giảm tỷ lệ tử vong và di chứng não ở trẻ từ 18 - 22 tháng tuổi.
"Tác dụng của phương pháp hạ thân nhiệt chủ động ở trẻ bệnh não thiếu oxy thiếu máu não cục bộ gồm: Làm gián đoạn quá trình chuyển hóa của tế bào não trong tình trạng thiếu oxy; giảm nhu cầu sử dụng glucose, oxy, giảm sự mất năng lượng ATP và ngăn cản tử vong theo chương trình của tế bào não, ngăn cản tiến trình phù não" - BS. CKI. Nguyễn Thị Ngọc Hà nói.

Để ứng dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động trong điều trị cấp cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ (HIE) có hiệu quả nhất và mang lại sự sống lâu dài cho trẻ, các BS khuyến cáo, biện pháp này cần được áp dụng sớm cho trẻ ngay sau sinh, trước 6 giờ tuổi mới có hiệu quả và trẻ cần được điều trị tại các trung tâm sơ sinh chuyên sâu và theo dõi sát trong thời gian điều trị để hỗ trợ trẻ về hô hấp và tuần hoàn kịp thời.
Sau 72 giờ, trẻ sẽ được làm ấm từ từ để đưa về nhiệt độ bình thường, và tiếp tục được điều trị theo dõi đến xuất viện. Các trường hợp được áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt chủ động cần tái khám lúc 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng tuổi để theo dõi về phát triển tâm thần vận động kết hợp với vật lý trị liệu để có kết quả tốt nhất cho trẻ."
Bệnh não thiếu oxy thiếu máu não cục bộ là một trong 3 nguyên nhân tử vong sơ sinh hàng đầu ở trẻ (chiếm hơn 80%) và ở các nước phát triển tỷ lệ này là 3 - 5/1.000 trẻ sống. Trong đó, 75% trẻ tử vong ngay trong thời kỳ đầu tiên sau khi chào đời. Việc áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt cứu sống rất nhiều trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân kèm các bệnh lý nặng mang đến những niềm vui, niềm hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng đã và sắp sửa có ý định sinh con.
Hạ thân nhiệt hồi sinh bé trai "không có biểu hiện sự sống"
Cụ thể, khuya ngày 10-8, bệnh viện (BV) Phụ sản thành phố Cần Thơ đã cấp cứu một bé trai 37 tuần 5 ngày, cân nặng 3.400gram, con sản phụ L.T.M.D. (21 tuổi, ngụ Vĩnh Long). Sau sinh, toàn thân bé tím tái, không thở, mạch không phản xạ, nhịp tim rời rạc, không có biểu hiện sự sống. Ngay trong đêm, ekip trực của khoa Sanh và khoa Nhi - Sơ sinh đã phối hợp nhanh chóng và nhịp nhàng hồi sức tích cực tim phổi, đặt nội khí quản, bóp bóng qua khí quản cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có tái lập tuần hoàn và chuyển lên khoa Sơ sinh theo dõi.
Tại đây sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng ban đầu, bé được chẩn đoán bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ, tiên lượng nặng, biểu hiện mê, co gồng toàn thân, tứ chi tím lạnh, mạch chậm: 85-90 lần/phút. Đầu bé có bướu huyết thanh to, thóp phồng nhẹ, HA trung bình 38mmHg.

Bé trai được cứu sống bằng phương pháp hạ thân nhiệt.
Ekip bác sĩ BV đã nhanh chóng hội chẩn, tiến hành thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động bằng phương pháp làm lạnh bề mặt. Các BS xử trí làm lạnh liên tục toàn thân trong 72 giờ, hạ thân nhiệt trẻ xuống 33,5 độ C lúc 6 giờ tuổi và kiểm soát thân nhiệt của trẻ thông qua 2 cảm biến nhiệt độ ở da và ở trực tràng. Cách này giúp giảm số lượng tế bào não bị tổn thương do thiếu oxy và ngăn chặn các tổn thương tiếp diễn do phù não, giúp cải thiện tiên lượng lâu dài cho trẻ.
Đồng thời, trẻ tiếp tục được hỗ trợ hô hấp bằng không khí áp lực dương và nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn, kháng sinh và đặt mornitoring để theo dõi dấu hiệu sinh tồn của bé. Trong thời gian hạ thân nhiệt, bé diễn tiến đáp ứng với điều trị, ổn định về hô hấp và huyết áp, giảm co gồng. Sau khi làm lạnh, bệnh nhi được làm ấm từ từ để đưa về nhiệt độ bình thường 36,5 - 37 độ C.

Hiện tình trạng sức khỏe đứa bé đã ổn định.
Sau 4 ngày điều trị tích cực, niềm vui, niềm hạnh phúc đã hiện hữu trên mặt đội ngũ y, bác sĩ và người nhà bé sơ sinh. Hiện tại, bé tỉnh, diễn tiến tốt, tứ chi cử động tốt, mạch rõ, thở đều, các bác sĩ đã tiến hành cai máy và tiếp tục theo dõi để hỗ trợ sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
Nên áp dụng cho trẻ dưới 6 giờ tuổi
BS. CKI. Nguyễn Thị Ngọc Hà - Phó Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết, bệnh não sơ sinh thiếu oxy, thiếu máu cục bộ (HIE) là tình trạng thiếu oxy trước, trong hoặc ngay khi sanh có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này dẫn đến thiếu oxy và giảm lưu lượng máu đến não gây ra bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ. Hậu quả của bệnh lý này dẫn đến tỉ lệ trẻ tử vong cao và có thể để lại di chứng nặng về chậm phát triển tâm thần vận động.
Lợi ích của phương pháp hạ thân nhiệt chủ động đã được chứng minh trong những thử nghiệm lâm sàng được thực hiện một cách nghiêm ngặt tại các bệnh viện lớn ở Mỹ, châu Âu, Úc… và được thực hiện bởi các bác sĩ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao theo dõi để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối. Đồng thời, phương pháp này còn giảm tỷ lệ tử vong và di chứng não ở trẻ từ 18 - 22 tháng tuổi.
"Tác dụng của phương pháp hạ thân nhiệt chủ động ở trẻ bệnh não thiếu oxy thiếu máu não cục bộ gồm: Làm gián đoạn quá trình chuyển hóa của tế bào não trong tình trạng thiếu oxy; giảm nhu cầu sử dụng glucose, oxy, giảm sự mất năng lượng ATP và ngăn cản tử vong theo chương trình của tế bào não, ngăn cản tiến trình phù não" - BS. CKI. Nguyễn Thị Ngọc Hà nói.

Hạ thân nhiệt cho trẻ thiếu máu não dưới 6 giờ tuổi sau sinh là hiệu quả nhất. (Ảnh minh hoạ)
Để ứng dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chủ động trong điều trị cấp cứu trẻ bệnh não thiếu oxy, thiếu máu não cục bộ (HIE) có hiệu quả nhất và mang lại sự sống lâu dài cho trẻ, các BS khuyến cáo, biện pháp này cần được áp dụng sớm cho trẻ ngay sau sinh, trước 6 giờ tuổi mới có hiệu quả và trẻ cần được điều trị tại các trung tâm sơ sinh chuyên sâu và theo dõi sát trong thời gian điều trị để hỗ trợ trẻ về hô hấp và tuần hoàn kịp thời.
Sau 72 giờ, trẻ sẽ được làm ấm từ từ để đưa về nhiệt độ bình thường, và tiếp tục được điều trị theo dõi đến xuất viện. Các trường hợp được áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt chủ động cần tái khám lúc 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng tuổi để theo dõi về phát triển tâm thần vận động kết hợp với vật lý trị liệu để có kết quả tốt nhất cho trẻ."
Bệnh não thiếu oxy thiếu máu não cục bộ là một trong 3 nguyên nhân tử vong sơ sinh hàng đầu ở trẻ (chiếm hơn 80%) và ở các nước phát triển tỷ lệ này là 3 - 5/1.000 trẻ sống. Trong đó, 75% trẻ tử vong ngay trong thời kỳ đầu tiên sau khi chào đời. Việc áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt cứu sống rất nhiều trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân kèm các bệnh lý nặng mang đến những niềm vui, niềm hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng đã và sắp sửa có ý định sinh con.
Theo Trí Thức Trẻ
Gửi bình luận
- Sức khỏe3 phút trướcTrong quá trình điều trị, bệnh nhân 1440 mắc Covid-19 không có biểu hiện ho, sốt, khó thở nhưng xét nghiệm 11 lần điều dương tính.
- Sức khỏe4 giờ trướcNghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) đã chỉ ra một con đường lây truyền ung thư hoàn toàn mới.
- Sức khỏe10 giờ trướcCác chuyên gia tại Viện Paul Ehrlich, Đức, nhận định những người tử vong đều cao tuổi, mắc bệnh nền nặng và không liên quan việc tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTech.
- Sức khỏe1 ngày trướcTS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội cho biết, mới đây khoa đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân đều mắc chung một căn bệnh viêm niệu đạo do lậu.
- Sức khỏe1 ngày trướcBé gái bị cha mẹ mắng ham chơi không lo học dẫn uống 28 viên thuốc trầm cảm, phải nhập viện cấp cứu.
- Sức khỏe1 ngày trướcBệnh nhân nữ, 56 tuổi vào viện khám với biểu hiện nuốt đau, sưng nề cùng cổ, sờ thấy khối cứng, không di động.
- Sức khỏe1 ngày trướcLina Medina, ở Peru, được y học ghi nhận là bà mẹ trẻ nhất thế giới khi sinh con trai khỏe mạnh dù mới 5 tuổi.
- Sức khỏe1 ngày trướcNăm 2020, số lượng ca tử vong vì ung thư phổi ở Việt Nam lên tới 24.000 ca, gần bằng số lượng mắc mới.
- Sức khỏe1 ngày trướcLão hóa là một vấn đề mà nhiều phụ nữ không muốn đối mặt, phụ nữ chỉ cần tuân thủ "3 nhiều 4 không" có thể kéo dài tuổi thọ và trì hoãn sự lão hóa?
- Sức khỏe1 ngày trướcSau tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19, mức độ đáp ứng miễn dịch của tình nguyện viên được đánh giá tốt khi sản sinh ra kháng thể gấp 4 lần so với bình thường. Thậm chí, có người còn có mức độ đáp ứng miễn dịch gấp 20 lần.
- Sức khỏe2 ngày trướcĐiều quan trọng là bạn cần chú ý những gì khi ăn sắn để phòng tránh những rủi ro không đáng có.
- Sức khỏe2 ngày trướcBản tin 18h ngày 14/1, của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 10 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay ở Tây Ninh. Việt Nam hiện có 1.531 bệnh nhân.