Lạng Sơn: Dùng nước khe, suối chế biến thức ăn, nhiều trẻ mầm non nhập viện

Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, các học sinh Trường Mầm non xã Hòa Bình (huyện Văn Quan, Lạng Sơn) có triệu chứng đau bụng, buồn nôn phải vào Trung tâm Y tế huyện Văn Quan là do dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn nhiễm vi sinh vật (Coliform và E.coli).

Báo cáo của cơ quan chức năng nêu rõ, qua kiểm tra cho thấy Trường Mầm non Xã Hòa Bình đã sử dụng nguồn nước khe suối để chế biến thực phẩm và rửa bát, đĩa, dao, thớt... không đảm bảo vệ sinh. Thêm nữa, nơi chế biến thực phẩm không có thiết bị ngăn ngừa côn trùng gây hại. Môi trường xung quanh khu vực trường không đảm bảo vệ sinh... dẫn đến dụng cụ chứa thức ăn và thức ăn nhiễm vi sinh vật (Coliform và E.coli) gây nên sự việc trên.

Lạng Sơn: Dùng nước khe, suối chế biến thức ăn, nhiều trẻ mầm non nhập viện-1

Các trẻ mầm non ở Văn Quan nhập viện điều trị.

Trước đó, vào ngày 25/10, Trường Mầm non xã Hòa Bình có 27/31 trẻ đến lớp. Các cháu uống sữa buổi sáng, ăn cơm buổi trưa. Thực đơn bữa trưa có các món: thịt lợn xay rim cá hộp; canh bí nấu thịt lợn băm; buổi chiều các trẻ ăn cháo thịt băm bí đỏ. Đến cuối giờ chiều cùng ngày khi về nhà 13 trẻ có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; trong đó, ba trường hợp (trẻ từ 2-5 tuổi) nặng hơn được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Văn Quan để theo dõi, điều trị. Đến ngày 30/10, ba trẻ này đã ổn định sức khỏe và xuất viện.

 

Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/lang-son-dung-nuoc-khe-suoi-che-bien-thuc-an-nhieu-tre-mam-non-nhap-vien-post1583577.tpo?fbclid=IwAR2Vyn9ot3G47e1rCtPJB-3lUPDiltwikHy0YzDn0UW5tOpSpY0ch2QGrF8

ngộ độc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.