Loại củ thơm ngon, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết

Với người bệnh tiểu đường, khoai sọ là món không được khuyến khích, nhưng điều này không có nghĩa người bệnh tiểu đường cần phải kiêng hoàn toàn khoai sọ.

Người bệnh tiểu đường ăn khoai sọ có được không?

Khoai sọ là một loại rau củ rất giàu dinh dưỡng. Khoai sọ cũng thuộc nhóm thực phẩm tương tự khoai tây, bánh mì, gạo vì chứa tinh bột dồi dào và bao gồm một số dưỡng chất thiết yếu. Khoai sọ giàu chất xơ, vitamin, kali, mange, phospho, acid amin,…

Chất xơ chiếm phần lớn trong khoai sọ giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khoai sọ cũng chứa hàm lượng cao vitamin E - hoạt chất cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa. Vì vậy, khoai sọ giúp phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư hiệu quả.

Đối với người có thể trạng bình thường, khoai sọ cũng có thể giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao đề kháng và chống lão hóa thông qua các chất chống oxy hóa.

Loại củ thơm ngon, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết-1Ảnh minh họa

Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, khoai sọ là món không được khuyến khích, bởi chỉ số đường huyết của khoai sọ sống là GI = 58 (thuộc nhóm trung bình). Khi nấu chín, chỉ số này sẽ còn tăng lên. Chính vì vậy, sau khi ăn, lượng Glucose trong khoai sọ được hấp thu nhanh và có thể làm đường huyết của bệnh nhân tăng mạnh. 

Song, điều này không có nghĩa người bệnh tiểu đường cần phải kiêng ăn khoai sọ hoàn toàn. Về cơ bản, cơ thể người bệnh vẫn cần được cung cấp một lượng tinh bột điều độ để đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho các hoạt động trao đổi chất. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể ăn khoai sọ nhưng cần kiểm soát liều lượng và thực phẩm ăn cùng.

Người bệnh tiểu đường ăn khoai sọ bao nhiêu là đủ?

Khẩu phần ăn 1 ngày của người tiểu đường cần kiểm soát lượng tinh bột phù hợp, tổng lượng tinh bột không nên quá 130g. Trong khi đó, 100g khoai sọ sẽ cung cấp 19.8g tinh bột cho cơ thể, vì thế, bạn có thể kết hợp khoai sọ cùng với các món ăn khác để đa dạng cho bữa ăn mà vẫn đảm bảo lượng đường huyết ổn định.

Để an toàn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa để tránh lượng tinh bột trong khoai sọ được cung cấp quá nhiều trong một lúc, làm tăng đường huyết đột ngột.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn khoai sọ trừ bữa, không nên ăn quá thường xuyên. Tốt nhất, bạn chỉ nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn 2 – 3 lần/tuần. 

Loại củ thơm ngon, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết-2Ảnh minh họa

Cách ăn khoai sọ tốt nhất cho người bệnh tiểu đường

Nên ăn kèm các nguồn protein và chất béo lành mạnh.

Khoai sọ (vốn giàu carbohydrate) nên được ăn kèm các thực phẩm giàu protein (thịt gà bỏ da, cá, các loại đậu, hạt) và chất béo lành mạnh (dầu ô-liu, bơ, quả óc chó). Điều này vừa giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, vừa giúp làm chậm quá trình carbohydrate, hỗ trợ kiểm soát đường huyết tối ưu.

Hạn chế ăn cùng dầu mỡ

Không chỉ đối với khoai sọ mà bất kỳ món ăn nào trong thực đơn cho người tiểu đường, luộc và hấp sẽ là những phương pháp chế biến lành mạnh cần được ưu tiên.

Hạn chế đường và muối

Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt, tránh nguy cơ tiến triển xấu và biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, bạn cũng nên ưu tiên nấu canh khoai sọ với các loại rau như rau mùi (ngò gai), rau nhút, rau muống để tăng thêm hương vị.

Đo đường huyết thường xuyên

Bên cạnh việc tính toán kỹ lưỡng hàm lượng tiêu thụ, người bệnh cũng cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể với khoai sọ thông qua việc đo đường huyết tại nhà thường xuyên.

 

Theo Gia Đình & Xã Hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/loai-cu-thom-ngon-re-tien-ban-day-cho-viet-nguoi-benh-tieu-duong-can-biet-dieu-nay-de-on-dinh-duong-huyet-17224101511105332.htm

Bệnh tiểu đường


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.