- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại hạt được ví như ‘thịt không xương’, là bí quyết sống thọ của người Nhật: Việt Nam bán rẻ bèo
Đây là loại hạt giàu protein hơn cả thịt nên thường được ví là ‘thịt không xương’.
Đậu tương (đậu nành) là loại hạt quen thuộc với người dân Việt Nam, được bày bán đầy ở chợ với giá rẻ. Đậu tương được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: đậu, đậu hũ, sữa đậu nành, tương…
Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, 60% lượng đạm tiêu thụ hàng ngày đến từ đậu tương. Hàm lượng chất đạm chứa trong đậu tương cao hơn nhiều so với lượng chất đạm chứa trong các loại đậu khác.
Một món ăn nổi tiếng ở Nhật Bản được làm từ đậu tương là Natto. Đây là món đậu tương lên men, có nhiều dinh dưỡng và là một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật Bản.
Tại Trung Quốc, đậu tương cũng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tạo nên màu sắc ẩm thực đặc sắc của đất nước này. Người Trung Hoa xưa cũng rất coi trọng đậu tương và coi loại hạt này như là một "vị thuốc" trường thọ.
Món Natto của Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ)
Lợi ích của đậu tương
PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đậu tương là một trong những loại hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g đậu tương có 418kcal; 34g protein; 18,4g chất béo; 29,1g carbohydrate; 165mg canxi; 11mg sắt; 3,8mg kẽm; 4,5g chất xơ.
Ngoài ra, đậu tương còn rất giàu các vi chất dinh dưỡng cần thiết như: vitamin nhóm B, vitamin C…
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu tương có chứa nhiều chất genistein, tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch.
Không chỉ vậy, một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật còn cho thấy genistein có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư bằng cách giảm các tổn thương ở tế bào và có thể ức chế quá trình khởi phát ung thư.
Do giá trị dinh dưỡng cao nên đậu tương là thức ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi vì đậu tương có hàm lượng cholesterol không cao, không gây hại cho hệ tim mạch. Ngoài ra, đậu tương có hàm lượng đạm cao, có nhiều chất béo chưa no, rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong Y học cổ truyền, đậu tương còn là thuốc chữa nhiều chứng bệnh. Theo Đông y, đậu tương có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và thận, có tác dụng giải biểu, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong.
Bột đậu tương trộn với bột ngũ cốc, cacao có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường ăn để bổ sung dinh dưỡng. Người bị thấp khớp, bệnh gút, người mới ốm dậy, người lao động quá sức cũng có thể ăn bột đậu tương để bồi bổ sức khỏe.
Đậu tương tốt nhưng cần phải ăn cân đối
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, đạm trong đậu tương còn cao hơn cả thịt. Trong 100g thịt chỉ có khoảng 20g chất đạm, nhưng 100g đậu tương lại có tới 34g chất đạm. Cũng vì lẽ đó mà nhiều người vẫn gọi đậu tương với câu từ rất hoa mỹ “thịt không xương”.
“Chúng ta có thể ăn 100g thịt dễ dàng, nhưng để ăn được 100g đậu tương sẽ không hề dễ. Theo khuyến nghị mọi người cần ăn cân đối giữa đạm thực vật và đạm động vật để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt nhất. Thực phẩm tốt nhưng ăn quá nhiều, không cân đối lại biến thành không tốt”, PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng nói
Vị chuyên gia dinh dưỡng khuyên cần đảm bảo ăn đa dạng thực phẩm và cân đối dinh dưỡng. Trong đó, mọi người cần bổ sung đạm động vật từ thịt, cá, trứng, sữa… và đạm thực vật từ đậu tương và các loại đậu khác để bù đắp sự thiếu hụt các dưỡng chất cho nhau. Ví dụ, trong đạm động vật có nhiều loại axit amin quý mà đạm thực vật không có. Đạm động vật sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể và tham gia xây dựng khối cơ, tăng sức đề kháng, liền vết thương. Trong khi đó, đạm thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạn chế lượng cholesterol xấu trong máu và giúp tim mạch luôn được khỏe mạnh…
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Sức khỏe10 giờ trướcNhiều người tin rằng nốt ruồi trên cơ thể có thể mang lại may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, không phải nốt ruồi nào cũng tốt, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNgười phụ nữ 50 tuổi ở Đài Loan, Trung Quốc nhập viện cấp cứu trong tình trạng tức ngực, khó thở. Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy thận, tim lão hóa như người 80 tuổi.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNgày 20/2, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, thời gian gần đây, Khoa Vi rút - Ký sinh trùng đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mắc áp xe gan do nhiễm ký sinh trùng.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNăm 2023, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố danh sách 41 loại rau củ tốt nhất thế giới. Trong danh sách này có nhiều loại rau quen thuộc với người Việt.
-
Sức khỏe15 giờ trướcHúng quế, hay còn gọi là rau quế, là một loại rau thơm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Không chỉ là một loại gia vị tạo hương vị đặc trưng cho món ăn, húng quế còn là một vị thuốc quý với nhiều lợi ích sức khỏe đã được chứng minh.
-
Sức khỏe15 giờ trướcBạn mở tủ lạnh mọi lúc vì đói, buồn chán hoặc đơn giản là vì cần tìm thứ gì đó để nấu cho bữa tối. Mặc dù có đồ ăn dự trữ bất cứ khi nào bạn cần là điều tuyệt vời, nhưng cũng có những nguy hiểm rình rập trong thiết bị gia đình quen thuộc này.
-
Sức khỏe19 giờ trướcChủ động bảo vệ gan là điều cần thiết nhưng nhiều người bỏ qua, việc bổ sung các loại rau tốt cho gan là vô cùng quan trọng.
-
Sức khỏe19 giờ trướcNhận được món quà từ người yêu nhân dịp Valentine, N.A. đã sử dụng và nổi mẩn, nóng rát dữ dội khắp mặt, cổ nên phải đi gặp bác sĩ.
-
Sức khỏe19 giờ trướcViệc tiêu thụ thực phẩm nhiễm vi nhựa ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNhiều người liều lĩnh mua filler, botox về nhà tự tiêm để làm đẹp dù không có chuyên môn trong lĩnh vực này dẫn đến phải nhập viện vì biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe22 giờ trướcĐôi khi, những khó chịu nhỏ nhặt nhưng dai dẳng lại đang che giấu nhiều căn bệnh quái ác, nguy hiểm tính mạng. Tiếc là rất nhiều người chủ quan!
-
Sức khỏe22 giờ trướcBác sĩ Ngô Minh Phong đột ngột qua đời ở tuổi 62 sau cơn nhồi máu cơ tim, một biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGan là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi rượu. Dù chỉ uống xã giao hay lỡ chén vào ngày nghỉ, rượu vẫn gây hại cho gan.