- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại nước ép màu đỏ là “thần dược” cho người ung thư nhưng cực hại với người sỏi thận
Loại nước này được nhiều người ưa chuộng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bị sỏi thận cần hết sức thận trọng.
Dù có cái tên làm liên tưởng tới vị ngọt, có vẻ không tốt cho sức khỏe nhưng củ cải đường (củ cải đỏ) lại luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt. Ấn sau màu đỏ đặc trưng, loại củ này ít calo nhưng cực giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nó cũng đa dạng cách chế biến, trong đó thì nước ép nguyên chất củ cải đường được cho là tốt nhất với sức khỏe.
Củ cải đường là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại. Nó cũng giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khoẻ mắt và gan. Củ cải đỏ cũng được biết đến với việc hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao.
Tuy nhiên, ngoài tất cả các lợi ích sức khỏe mà nó cung cấp, bạn cần biết loại rau này có những tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây.
Củ cải đường là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Làm tăng nguy cơ sỏi thận
Theo Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng, củ cải đường rất giàu oxalat- chất làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận, hãy ngừng hoặc giảm việc tiêu thụ củ cải đường và nước ép củ cải đường ngay lập tức.
Tình trạng nước tiểu màu đỏ
Ăn quá nhiều củ cải đỏ có thể gây ra tình trạng nước tiểu của bạn có màu đỏ. Điều này phổ biến hơn ở những người thiếu sắt. Khoảng 12% -14% dân số trải qua nước tiểu đỏ hoặc sự đổi màu nước tiểu. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng nguy hiểm và không gây hậu quả nào về sức khỏe.
Hạ huyết áp
Củ cải đỏ giúp giảm huyết áp nhưng nếu huyết áp của bạn đã ở mức thấp hoặc dao động, thì loại rau này không phù hợp với bạn.
Gây sốc phản vệ
Mặc dù rất hiếm gặp nhưng củ cải đường thực sự có thể gây sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng cấp tính với chất gây dị ứng mà cơ thể trở nên quá mẫn cảm.
Củ cải đỏ giúp giảm huyết áp nhưng nếu huyết áp của bạn đã ở mức thấp hoặc dao động, thì loại rau này không phù hợp với bạn.
Gây phát ban
Tiêu thụ quá nhiều củ cải đường cũng có thể gây ra phản ứng cơ thể như phát ban, ngứa, thậm chí ớn lạnh và sốt. Vì vậy, giới hạn lượng thức ăn của bạn nếu bạn bị dị ứng với củ cải đường.
Gây ra một số vấn đề khi mang thai
Củ cải đường chứa hàm lượng nitrat cao. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với tác động của nitrat. Điều này có thể là do sự gia tăng tự nhiên của nồng độ methemoglobin trong máu trong giai đoạn sau của thai kỳ.
Nitrat dư thừa có thể dẫn đến nồng độ methemoglobin trong máu tăng cao, gây ra các triệu chứng như thiếu năng lượng, nhức đầu, chóng mặt, làm cho vùng da quanh mắt, miệng, môi, tay, chân có màu xám xanh.
Đau bụng
Nếu bạn đang bị các vấn đề về dạ dày-ruột, ăn củ cải đường chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều này có thể gây ra chứng chuột rút, đầy hơi, đầy bụng và những thay đổi trong chuyển động ruột, bao gồm cả tiêu chảy và táo bón.
Gây hại cho gan
Các nghiên cứu cho rằng, việc uống quá nhiều nước ép củ cải đường có thể gây ra một số rối loạn không chỉ ở những người khỏe mạnh mà còn ở những người đang đối phó với các bệnh tích tụ kim loại như bệnh gan.
Tăng lượng đường trong máu
Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của củ cải đường là tăng mức đường trong máu. Củ cải đường có chỉ số glycemic cao, vì thế nếu bạn có vấn đề về lượng đường trong máu, bạn không nên tiêu thụ nó.
Củ cải đường có chỉ số glycemic cao, vì thế nếu bạn có vấn đề về lượng đường trong máu, bạn không nên tiêu thụ nó.
Có thể là nguyên nhân gây bệnh gút
Các triệu chứng của bệnh gout là đau khớp, sốt cao và khớp màu đỏ bóng. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), các loại thực phẩm như củ cải có chứa oxalat có thể góp phần gây ra bệnh gút. Vì vậy, bạn nên ăn chúng với số lượng vừa phải.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Nitrit được tìm thấy trong củ cải đường tỏ ra nhạy cảm đối với phụ nữ mang thai. Nó có thể gây hại cho thai nhi do độc tính của nitrat. Do đó, các bà mẹ tương lai nên tuyệt đối tránh sử dụng củ cải đỏ.
Giảm hàm lượng canxi trong cơ thể
Nước ép củ cải đường làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương. Điều này xảy ra do thường xuyên uống nước ép củ cải đường.
Một số lưu ý khi dùng nước ép củ cải đường
Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý khi dùng nước ép củ cải đường là nên ưu tiên nước ép nguyên chất, không thêm đường hay phụ gia. Hãy chọn củ cải còn tươi, không quá non, màu đỏ đậm và không dập nát, thối mốc. Chỉ uống nước ép củ cải đường trong vòng 2 giờ sau khi ép, không để qua đêm dù là trong tủ lạnh. Dù tốt nhưng củ cải đường khá nhiều đường, nên hãy kiểm soát lượng uống mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 200 - 400ml.
Theo Đời sống pháp luật
-
Sức khỏe3 giờ trướcSau khi thăm khám, bệnh nhân được xác định có tổn thương chẩm phải mạn tính do huyết khối mạn tính hội lưu tĩnh mạch. Đây là nguyên nhân gây ra biểu hiện suy giảm thị lực bên phải của bệnh nhân.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNguyên nhân cậu bé 12 tuổi (ở Nga) gặp khó khăn trong việc thở và có mùi khó chịu bốc ra từ mũi suốt nhiều năm là do thiết bị của tai nghe mắc kẹt trong lỗ mũi.
-
Sức khỏe6 giờ trướcHai cháu bé là anh em ruột sinh năm 2019, 2020 ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn nhiều, co giật toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt, tím đầu chi, tăng tiết đờm dãi khi vào viện. Một cháu tử vong tại bệnh viện, một cháu chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi trung ương.
-
Sức khỏe8 giờ trướcTừng là món ăn quý tộc dành riêng cho vua chúa, loại rau này hiện đã đến gần hơn với bữa ăn của mọi gia đình. Không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, giòn ngọt, loại rau này còn được ví như "thần dược" với nguồn dinh dưỡng dồi dào và vô số lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSố ca mắc sởi đang có xu hướng tăng nhanh, ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTáo đỏ là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, vậy nhưng ăn táo đỏ khô nhiều có sao không?
-
Sức khỏe15 giờ trướcMặc dù chỉ riêng chế độ ăn kiêng có thể không ngăn ngừa được bệnh thận, nhưng nó chắc chắn có thể giúp giảm nguy cơ và kiểm soát các tình trạng thận hiện có.
-
Sức khỏe1 ngày trướcHai bệnh nhân nặng nhất trong vụ cháy quán cà phê do phóng hỏa đã có cải thiện tích cực, nhưng có thể gặp biến chứng về phổi
-
Sức khỏe1 ngày trướcKỷ tử được biết đến là dược liệu tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được kỷ tử, dưới đây là những người không nên ăn kỷ tử.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, người bệnh ung thư ở tuyến huyện hay tuyến tỉnh không chữa được thì "cho họ chuyển thẳng lên Trung ương, sao phải bắt họ qua tuyến huyện, rồi lại lên tuyến tỉnh" để xin giấy chuyển viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 3 ngày xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, chủ quán thịt chó ở Bà Rịa - Vũng Tàu được xác định mắc bệnh dại và tử vong ngay sau đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 3 tháng nâng mũi bằng chỉ tại một cơ sở làm đẹp gần nhà, người phụ nữ 25 tuổi ở Hà Nội bất ngờ vì mũi bị sưng đỏ, mưng mủ, thủng và biến dạng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChuối chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, chuối có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món, dưới đây là lợi ích sức khoẻ không ngờ của chuối luộc.