Loại rau như "nhân sâm của người nghèo", mọc dại đầy đường nhưng ít ai ngó

Loại rau này dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều vùng miền ở Việt Nam bởi khả năng mọc dại tự nhiên, không cần phải chăm sóc cầu kỳ mà vẫn phát triển xanh tốt.

Mã đề hay còn được gọi là bông lá đề, có tên khoa học là Plantago major, là một loại rau dại thường mọc đầy đường và quanh vườn nhà ở Việt Nam.

Với hình ảnh quen thuộc, cây mã đề có lá xanh mướt, dày, gân lá song song và cuống lá ngắn. Cây mọc thấp, cao khoảng 10-15 cm nhưng sức sống lại vô cùng mạnh mẽ, có thể mọc xen lẫn giữa những loại cỏ dại khác, sống tốt trên nhiều loại đất.

Loại rau như nhân sâm của người nghèo, mọc dại đầy đường nhưng ít ai ngó-1


Là loại rau mọc đầy đường, mã đề dễ dàng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng miền Việt Nam. Loài cây này ưa thích những nơi có đất ẩm ướt, ánh sáng yếu, nhưng vẫn có thể tồn tại và phát triển ở những vùng khô hạn nhờ khả năng thích nghi cao. Người ta dễ dàng bắt gặp mã đề mọc thành đám nhỏ ở ven đường, bãi cỏ, sân vườn, bờ ruộng hay cả những góc vườn bỏ hoang. 

Nhiều người nghĩ rằng mã đề chỉ để nấu nước uống giúp thanh nhiệt, giải độc, nhưng thực chất, chúng có thể chế biến thành nhiều món ngon.

Nhiều nước ở châu Á đều dùng lá cây mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản, rau mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Tại Việt Nam, lá mã đề non có thể được sử dụng để nấu canh, xào hoặc làm nộm, tạo nên những món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Loại rau như nhân sâm của người nghèo, mọc dại đầy đường nhưng ít ai ngó-2


Một trong những món ăn phổ biến từ mã đề là canh mã đề nấu với thịt bằm, tôm, hoặc cua. Món canh này có vị ngọt mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, rất thích hợp cho những ngày hè oi bức. Bên cạnh đó, lá mã đề còn có thể xào tỏi, tạo nên món ăn đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn. Những người yêu thích ẩm thực dân dã cũng thường làm nộm mã đề kết hợp với các loại rau sống khác, mang lại hương vị tươi ngon, lạ miệng.

Hạt mã đề cũng có thể sử dụng trong ẩm thực, đặc biệt là trong các món tráng miệng. Khi ngâm nước, hạt mã đề nở ra giống như hạt é, có thể dùng để pha nước giải khát hoặc nấu chè, mang lại hương vị độc đáo và bổ dưỡng.

Không chỉ là loại rau mọc đầy đường với giá trị ẩm thực, mã đề còn được xem như một loại thuốc quý trong y học cổ truyền.

Loại rau như nhân sâm của người nghèo, mọc dại đầy đường nhưng ít ai ngó-3


Theo Đông y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cho biết thêm, lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, 100g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin.

Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata còn được dùng để bào chế Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.

Nó cũng được sử dụng để điều trị chứng cholesterol cao mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy.

Tại Bulgaria, lá của một loại mã đề còn được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các đặc tính kháng trùng của nó.

Dù cây mã đề có nhiều công dụng nhưng điều này không có nghĩa ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Trước khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

 

Theo Người đưa tin

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://www.nguoiduatin.vn/loai-rau-nhu-nhan-sam-cua-nguoi-ngheo-moc-dai-day-duong-nhung-it-ai-ngo-204240904205711512.htm

nhân sâm


Cách nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu
Việc nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu cực kỳ đơn giản, vừa giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng của khoai lang vừa tăng độ hấp dẫn cho món ăn.
Trưởng thành hơn trong tình yêu
Trời hôm nay trở lạnh, anh hẹn tôi tại quán cà phê nhỏ ở góc phố quen, gần cơ quan anh làm việc. Giọng trầm trầm của anh lộ rõ niềm vui khi khoe với tôi về tình yêu mới của anh. Cũng vẫn người đàn ông đó, chỗ ngồi đó, trong tiếng nhạc không lời nhẹ nhàng, trước đây, tôi đã chứng kiến sự buồn rầu, chán nản của anh khi chia tay người yêu cũ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.