- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại vaccine Covid-19 nên tiêm cho mũi tăng cường
"Đã có nhiều bằng chứng tiêm trộn các loại vaccine tạo kháng thể tốt hơn là tiêm cùng loại. Do đó, tôi nghĩ nên ưu tiên tiêm trộn loại cho mũi tăng cường", TS Nam Trung cho hay.
Khi phần lớn người dân đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 thì đã tới lúc chúng ta phải tính tới tiêm mũi tăng cường. Một số nghiên cứu cho thấy miễn dịch do vaccine tạo ra bị suy giảm sau một thời gian. Bên cạnh đó, do chủng Delta cũng như Omicron mới đây, việc tăng cường cho hệ miễn dịch thêm sức mạnh chống chọi lại các chủng mới là cần thiết. Ở những người có hệ miễn dịch suy yếu do tự nhiên (tuổi tác), bệnh hay điều trị bệnh thì điều này lại càng quan trọng.
Bộ Y tế gọi là mũi bổ sung (có thể tiêm sau mũi cơ bản ít nhất 28 ngày) và mũi nhắc lại (tiêm sau mũi cơ bản ít nhất 6 tháng). Bản chất của mũi tiếp theo này dù ở khoảng cách nào đều là giúp tăng cường miễn dịch, chống lại Covid-19.
Thứ tự nhóm ưu tiên cho mũi tăng cường
Theo tiêu chí phải bảo vệ nhóm nguy cơ cao trước, chúng ta phải ưu tiên đầu tiên mũi tăng cường cho người cao tuổi (tuổi cao xuống thấp: >75 tuổi trước tới 65-74 tuổi, 60-64 tuổi, 50-59 tuổi) và người có bệnh nền, đặc biệt bệnh gây suy giảm miễn dịch (SGMD) hoặc điều trị làm SGMD.
Vào tháng 10, WHO cũng khuyến cáo những người SGMD phải được tiêm thêm một mũi cơ bản. Ví dụ, với một loại vaccine cụ thể, người khỏe mạnh được tiêm 2 mũi cơ bản thì trường hợp SGMD là 3 mũi cơ bản. Do đó, mũi tăng cường của họ sẽ là mũi thứ 4 (hoặc 5, tùy vào loại vaccine).
Cán bộ đo huyết áp trước khi tiêm vaccine cho người dân tại một điểm tiêm ở TP Thủ Đức. Ảnh: Phạm Ngôn.
Bộ Y tế không nói gì tới các ưu tiên khác. Theo tôi, yếu tố ưu tiên tiếp theo nên dựa vào loại vaccine dùng cho mũi cơ bản. Cụ thể, vaccine Sinopharm (Vero Cell, Hayat-vax) đã được biết là có hiệu lực giảm nhiễm và giảm bệnh nặng kém hơn các vaccine khác một chút, đặc biệt ở người cao tuổi.
Do vậy, trong cùng một độ tuổi, người tiêm mũi cơ bản bằng vaccine Sinopharm nên được ưu tiên mũi tăng cường cao hơn người tiêm mũi cơ bản bằng các vaccine khác.
Mũi tăng cường cũng nên ưu tiên cho vùng nào đang có nguy cơ cao trước.
Vaccine gì cho mũi tăng cường?
Bộ Y tế cũng hướng dẫn có thể tiêm mũi tăng cường cùng loại với mũi cơ bản hoặc dùng vaccine mRNA (Pfizer hoặc Moderna). Đã có nhiều bằng chứng tiêm trộn các loại vaccine tạo kháng thể tốt hơn là tiêm cùng loại, do đó, tôi nghĩ nên ưu tiên tiêm trộn loại cho mũi tăng cường.
Tiêm trộn còn làm tăng mức độ linh hoạt trong sử dụng vaccine và giúp giảm lãng phí vaccine.
Trong một nghiên cứu gần đây ở Anh đăng trên tạp chí Lancet cho thấy với những người tiêm đủ 2 mũi cơ bản bằng vaccine AstraZeneca hay Pfizer, mũi 3 sau mũi 2 từ 10-12 tuần bằng vaccine nào cũng tốt, giúp tăng tạo kháng thể. Tuy nhiên, mũi 3 bằng vaccine mRNA (Pfizer/Moderna) giúp tạo miễn dịch tế bào T tốt nhất.
Đó là lý do Anh chỉ cho tiêm Pfizer/Moderna cho mũi tăng cường. Để trộn vaccine cho mũi tăng cường, nếu 2 mũi cơ bản tiêm AstraZeneca, mũi tăng cường nên tiêm một loại khác như Pfizer/Moderna. Nếu tiêm 2 mũi cơ bản bằng Pfizer, mũi 3 nên tiêm Moderna và ngược lại. Nếu 2 mũi cơ bản Moderna, mũi 3 nên tiêm Pfizer.
Mỹ cũng cho phép tiêm mũi 3 bằng bất kỳ loại nào giống hoặc khác với mũi cơ bản (trong 3 loại được dùng ở Mỹ là Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson). Ở Việt Nam, nếu không đủ vaccine Pfizer/Moderna mũi 3 cho mọi người, chúng ta có thể tiêm mũi tăng cường bằng một loại vaccine khác với loại cho mũi cơ bản.
Thời điểm tiêm mũi tăng cường
Người bị bệnh suy giảm miễn dịch (SGMD) hoặc đang điều trị làm SGMD phải bổ sung thêm một mũi cơ bản, sau đó có thể tiếp tục với mũi tăng cường. Những trường hợp còn lại, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm sau 6 tháng dựa theo bằng chứng miễn dịch do vaccine suy giảm sau thời gian này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Thực tế, miễn dịch do vaccine suy giảm dần dần chứ không giảm đột ngột. Trong tình hình số ca nhiễm vẫn nhiều, thậm chí tăng lên khi mở cửa và điều kiện chủng Omicron xuất hiện, chúng ta nên cân nhắc rút ngắn khoảng cách xuống, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.
Nghiên cứu nói trên cho thấy mũi 3 tiêm sau mũi 2 từ 10-12 tuần có khả năng sinh miễn dịch tốt. Cùng với lo ngại chủng Omicron, đây là lý do để Anh chọn rút ngắn khoảng cách từ 6 tháng xuống còn 3 tháng sau mũi 2.
Sáu tháng có thể là quá lâu cho một số người, nhất là trường hợp cao tuổi, có bệnh nền. Chiến lược của Việt Nam có lẽ nên mềm dẻo hơn cho nhóm cao tuổi, bệnh nền và có thể rút ngắn xuống dưới 6 tháng cho nhóm này tùy tình hình dịch.
Bài viết của TS.BS Trần Nam Trung, tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội, bảo vệ luận án Tiến sĩ ngành Dịch tễ học tại Đại học Tổng hợp California, Los Angeles (Mỹ); sau tiến sĩ tại viện Karolinska, Thụy Điển. Hiện ông là chuyên gia Dịch tễ học - sống và làm việc tại Maryland (Mỹ). |
Ngày 1/12, Bộ Y tế có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại cho người dân. Theo Bộ Y tế, đề xuất này dựa trên khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và kinh nghiệm sử dụng vaccine của các nước. Ba trường hợp được ưu tiên tiêm liều vaccine phòng Covid-19 bổ sung là: - Người trên 18 tuổi, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine). - Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như cấy ghép tạng, ung thư, HIV. - Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng. Bốn trường hợp được ưu tiên tiêm mũi 3 (liều nhắc lại) là: - Người trên 18 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền. - Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế. - Người từ 50 tuổi trở lên. - Người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế. |
Theo Zing
-
Sức khỏe1 giờ trướcTheo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.
-
Sức khỏe6 giờ trướcBị chướng bụng, đau hố chậu trái một tuần không đỡ, người phụ nữ trẻ đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện mắc ung thư hiếm gặp, đã di căn.
-
Sức khỏe6 giờ trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe10 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe13 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.