- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lưỡi có những vị lạ này, coi chừng sức khỏe đang “lên tiếng kêu cứu”
Theo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.
Lưỡi là một cơ quan trong hệ tiêu hóa của con người, có nhiệm vụ giúp chúng ta nhận biết hương vị của thức ăn, kết hợp với cổ họng hình thành ngôn ngữ và âm thanh, duy trì sự sạch sẽ của miệng... Chính vì vậy, lưỡi không chỉ hỗ trợ hoạt động của cơ thể mà còn có vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể.
Thông thường, chúng ta sẽ cảm nhận được những hương vị lạ trong miệng sau khi ăn những thực phẩm đặc trưng, chẳng hạn như hành, tỏi, chanh, gừng… hoặc khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu đột nhiên thấy lưỡi xuất hiện vị lạ không rõ nguyên nhân, bạn hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tật.
Khi lưỡi bắt đầu xuất hiện những vị lạ, hãy cẩn thận kẻo bệnh tật "tấn công".
Trên thực tế, có một số loại bệnh gây ra những hương vị khác nhau trên lưỡi. Thay vì bỏ qua, bạn hãy kiểm tra xem lý do tạo nên các hương vị này, nếu vẫn không biết được từ đâu ra thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau đây là các mùi vị trên lưỡi có thể là dấu hiệu bệnh tật.
- Lưỡi có vị đắng: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc bệnh gan, túi mật
Nhiều người thức dậy hay có vị đắng trên lưỡi giống như ăn phải mướp đắng. Trong đa số trường hợp, vị đắng này là do mất cân bằng chuyển hóa ở gan, thường gặp ở một số bệnh về gan. Trong Đông y, khi gan bị nóng sẽ khiến mật trào ngược lên miệng và gây ra vị đắng.
Bên cạnh đó, đắng miệng còn là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cụ thể, đây là bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, thường xuyên xảy ra sau bữa ăn, khi nằm ngủ và nghiêng người. Vào thời điểm axit dạ dày chảy ngược về lại, nó sẽ lan ra phần sau của miệng và gây ra cảm giác đắng trong miệng.
- Lưỡi có vị kim loại: Bệnh nướu răng hoặc vấn đề về mũi xoang
Bệnh nướu răng thường xuất phát từ các mảng bám trên bề mặt răng. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mảng bám sẽ là nguồn bệnh phát triển thành viêm nướu, dẫn đến bệnh nướu răng. Bệnh này gây ra sự viêm, sưng và chảy máu của nướu, từ đó có thể tạo ra cảm giác vị kim loại trong miệng và trên lưỡi.
Ngoài ra, vị kim loại trên lưỡi còn là dấu hiệu của các vấn đề mũi xoang. Khứu giác và vị giác luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên khi có vấn đề về mũi xoang, chúng sẽ làm giảm khả năng nhận biết mùi vị và gây ra tình trạng miệng có vị kim loại. Các vấn đề mũi xoang bao gồm cảm lạnh thông thường, viêm xoang, viêm tai giữa, dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên…
Những vấn đề về mũi xoang có thể thay đổi vị giác, tạo thành mùi kim loại.
- Lưỡi có vị chua: Cơ thể mất nước, bị nhiễm trùng
Theo Amber Tully – tiến sĩ kiêm bác sĩ y học gia đình tại Cleveland Clinic, cho biết trong một số trường hợp, vị chua trong miệng có thể đến từ nguyên nhân đơn giản như không uống đủ nước. Mất nước có thể khiến miệng bạn bị khô và làm thay đổi vị giác. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mất nước nghiêm trọng.
Uống không đủ nước sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe con người. Tác hại đầu tiên chính là gây rối loạn tiêu hóa, làm cho phân khô và khó đi qua ruột, gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, thiếu nước cũng có thể gây ra một số vấn đề về hệ thống niệu đạo, chẳng hạn như viêm bàng quang và cảm giác tiểu buốt.
Tiếp theo, thiếu nước sẽ làm giảm khả năng vận động và suy giảm năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể mất nước, cơ và mô trong cơ thể không hoạt động hiệu quả, dẫn đến mệt mỏi và giảm khả năng thực hiện các hoạt động thể chất. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, thể lực và các hoạt động chơi thể thao.
Cơ thể mất nước, bị nhiễm trùng sẽ làm suy yếu năng lượng và khả năng vận động.
Thêm vào đó, nếu cơ thể bắt đầu nhiễm bệnh (chẳng hạn như nhiễm trùng xoang hay cảm lạnh…) thì vị giác cũng bị tác động theo. Khi bạn khỏe hơn thì vị chua trên lưỡi cũng sẽ biến mất. Chính vì vậy, khi thấy lưỡi bắt đầu chua thì hãy cẩn thận chăm sóc sức khỏe nhiều hơn, hãy ăn uống và tập thể dục điều độ.
- Miệng có vị ngọt: Bệnh tiểu đường, nhiễm toan ceton do tiểu đường
Tình trạng lưỡi có vị ngọt dù bạn không ăn các món có đường hay chất tạo ngọt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần chữa trị. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến lưỡi xuất hiện vị ngọt. Loại bệnh này rất nguy hiểm nên bạn cần phải cảnh giác ngay khi có dấu hiệu này.
Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao do cơ thể không thể sử dụng hoặc chuyển hóa đường thành năng lượng một cách hiệu quả. Lúc này đường sẽ lan vào nước bọt trong miệng, gây ra cảm giác ngọt trong miệng và lưỡi. Bệnh đôi khi còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như kiệt sức, mờ mắt, đi tiểu nhiều, khát cực độ, giảm khả năng nếm vị ngọt trong thực phẩm…
Miệng có vị ngọt, coi chừng bệnh tiểu đường đang phát triển.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo. Điều này khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể, nếu lượng ketone quá nhiều sẽ khiến miệng có vị ngọt.
Theo PNVN
-
Sức khỏe2 giờ trướcTưởng vô dụng nhưng loại cây này lại mang đến những công dụng bất ngờ cho sức khỏe con người.
-
Sức khỏe2 giờ trướcRất nhiều người biết về những tác hại của điện thoại di động với sức khỏe, thế nhưng, họ lại không thể chống lại sự cám dỗ của thiết bị điện tử này.
-
Sức khỏe3 giờ trướcNgười phụ nữ đi khám ở Bệnh viện Da liễu TP.HCM vì ngứa ngáy và nhiều vết loét khắp người. Bác sĩ phát hiện chị bị bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn lo âu, đái tháo đường.
-
Sức khỏe4 giờ trướcTrứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, quen thuộc với bữa cơm hàng ngày của nhiều người. Nhưng bạn đừng nên ăn những thứ này sau khi đã ăn trứng.
-
Sức khỏe7 giờ trướcSau khi bấm cả hai bên vành tai, mỗi bên 4 - 5 lỗ, cô gái 18 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng với cả hai tai sưng vù, chảy mủ vàng.
-
Sức khỏe9 giờ trướcTrưa 4/10, Sở Y tế TPHCM đã công bố nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm sau tiệc mừng Trung thu tại chung cư Palm Heights, TP Thủ Đức.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCó nhiều thực phẩm tự nhiên giúp cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch mà chúng ta có thể tận dụng.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNước da hồng hào và khả năng nói chuyện rành mạch, nhanh nhẹn khiến nhiều người không tin cụ bà này đã hơn trăm tuổi.
-
Sức khỏe13 giờ trướcNam thanh niên 22 tuổi ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM, vừa có xét nghiệm dương tính với virus đậu mùa khỉ, đây là ca bệnh thứ 5 tại TP.HCM.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau khi ăn bánh trứng kiến khoảng 1 tiếng, nam thanh niên 20 tuổi xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mẩn, khó thở.
-
Sức khỏe15 giờ trướcMùa thu là thời điểm tốt nhất trong năm để giải độc gan, chăm sóc và duy trì tốt mọi hoạt động của gan.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSở Y tế TP.HCM đã cử đoàn chuyên gia y tế khảo sát và đánh giá tình hình vụ nghi ngộ độc sau ăn bánh đêm Trung thu. Đến nay, khoảng 50 người có triệu chứng giống nhau như đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy.