- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lý do bánh mì và sushi dễ gây ngộ độc tập thể
Chuyên gia nhận định hiện nay thức ăn đường phố rất khó để kiểm soát. Đồ ăn có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không phụ thuộc vào ý thức của người bán.
- Bánh mì pate, bánh mì ruốc thịt bán ngoài đường phố... và những mối lo về nguy cơ ngộ độc, an toàn thực phẩm
- Vụ hơn 500 người ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh, 3 bệnh nhi bị nhiễm trùng E.Coli: Vi khuẩn này nguy hiểm thế nào?
- Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng
Bánh mì không phải nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm, các thức ăn đi kèm không đảm bảo vệ sinh mới là tác nhân chính. Ảnh minh họa: Unsplash.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, đã có khoảng hơn 550 người dân ăn bánh mì tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, có dấu hiệu tiêu chảy, nôn ói và phải nhập viện.
Điều đáng lo ngại là trong ngày 30/4, tiệm bánh mì này đã phục vụ khoảng 1.100 ổ bánh mì thịt, pate. Đây là một trong những vụ ngộ độc tập thể lớn nhất từ đầu năm đến nay.
Ngoài ra, sáng 3/5, 15 học sinh ở 4 trường tiểu học tại TP Thủ Đức (TP.HCM) cũng nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Đáng chú ý, khi bác sĩ khai thác dịch tễ để truy tìm nguyên nhân gây bệnh, 10 học sinh cho biết xuất hiện triệu chứng ói sau khi ăn sushi ở cổng trường.
Đầu tháng 4, một học sinh lớp 5 sau khi ăn sushi, uống nước ngọt khoảng 30 phút có biểu hiện muốn nôn, sùi bọt mép. Bệnh nhi đã được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong ngoại viện.
Bánh mì, sushi là những món ăn hè phố phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ ngộ độc tập thể liên quan những món ăn này.
"Thủ phạm" thật sự
Trao đổi với Tri Thức - Znews, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), cho biết bánh mì không phải thủ phạm chính gây ngộ độc.
Bánh mì làm từ bột mì, sau đó được nướng chín. Chúng chỉ gây ngộ độc khi để quá lâu, thường do nấm mốc. Bánh mì bị mốc dễ phát hiện nên cũng ít khi được sử dụng.
PGS Thịnh phân tích nguyên nhân có thể từ nhân bánh, gồm các thành phần như thịt, pate, thịt nguội, xúc xích... Đây đều là những thực phẩm giàu protein, axit amin, dễ sinh sôi vi sinh vật gây ngộ độc, đặc biệt là E.Coli, Salmonella...
"Với các cơ sở bán bánh mì số lượng lớn, người làm thường chuẩn bị sẵn nhân bánh từ trước. Quá trình bảo quản nhân bánh không đảm bảo đúng quy định vi sinh vật dễ tấn công", PGS Thịnh nói.
Các bệnh nhi nằm viện do có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn bánh mì. Ảnh: BVCC.
Chuyên gia cũng cho rằng cũng có thể xảy ra trường hợp bánh mì khi mua tại tiệm chưa nhiễm khuẩn, nhiễm độc nhưng quá trình mang đi trong thời gian dài, bảo quản ở nhiệt độ thường khiến món ăn bị biến chất, hỏng, gây ngộ độc.
Ngoài bánh mì, theo các chuyên gia, sushi cũng là món ăn dễ gây ngộ độc nếu chế biến và bảo quản không đảm bảo. Thành phần tạo nên món suhi là cá sống, cơm, rong biển, gừng ngâm chua, nước tương.... Đây là môi trường giàu dinh dưỡng, protein để vi khuẩn thuận lợi sinh sôi và phát triển phát sinh độc tố.
Đặc biệt, các loại cá thường được dùng trong món sushi như cá hồi, cá ngừ, cá trích... có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác nhau như Vibrio, Anisakis, Salmonella, Diphyllobothrium.
"Hiện nay, thức ăn đường phố rất khó để kiểm soát. Đồ ăn có đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm hay không phụ thuộc vào ý thức con người. Nếu các hàng quán chế biến an toàn vệ sinh thì vi sinh vật không có điều kiện để phát triển. Ví dụ như cỏ dại, nếu dọn sạch thì cỏ dại không mọc được", PGS Thịnh nhận định.
Càng đông người ăn, nguy cơ càng lớn
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, các hàng quán vỉa hè có lượng người ăn lớn, họ phải chuẩn bị nhiều thực phẩm, thời gian chế biến lâu. Để tiêu thụ hết sản phẩm, người bán cũng mất nhiều thời gian, có khi đồ ăn được để trong thời tiết nắng nóng từ sáng đến chiều. Điều kiện này rất dễ nhiễm khuẩn.
"Không chỉ vậy, các hàng quán thường nhiều người cùng tham gia vào công đoạn chế biến, mỗi người một việc, dao thớt chung đụng, không đảm bảo được vệ sinh thì tính rủi ro càng cao. Các bếp ăn gia đình ít bị ngộ độc vì người ta chế biến cẩn thận, lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Các trường hợp ngộ độc tập thể thì là trách nhiệm của nơi sản xuất. Họ đang làm việc quá tùy tiện, rất đáng báo động", PGS Thịnh nhấn mạnh.
Các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, tập huấn cho những người kinh doanh món ăn nhanh, món ăn đường phố. Ảnh: Unsplash.
Theo ông Thịnh, các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, tập huấn cho những người kinh doanh món ăn nhanh. Nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn thường xảy ra do quy trình vệ sinh sơ sài tại các cửa hàng này.
Vị chuyên gia cũng đưa ra giải pháp hạn chế xảy ra ngộ độc tập thể bằng cách đưa tài liệu về an toàn thực phẩm đến các chủ cơ sở, nhà hàng, quán ăn, nơi chế biến thực phẩm để họ đọc hiểu và hướng dẫn họ làm theo. Sau đó kiểm soát, nếu họ không thực hiện đúng quy định sẽ bị phạt.
Đối với những vụ ngộ độc xảy ra ở trường học do ăn uống ở hàng quán rong, cơ quan chức năng phải xử phạt nặng tay nếu phát hiện vi phạm.
Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, từ 15/4 đến 15/5, Sở sẽ tăng cường kiểm tra đột xuất các bếp ăn các trường học, cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán ăn.
PGS Phong Lan khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ ăn ở những quán hàng rong trước cổng trường, đặc biệt là trong những tháng nắng nóng cao điểm. Bởi hệ tiêu hoá của trẻ rất nhạy cảm, mùa nắng thức ăn dễ bị ôi thiu dẫn đến việc trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm trong giai đoạn này.
Theo Tạp chí tri thức
-
Sức khỏe16 phút trướcĂn hàng ngày để duy trì sự sống là vô cùng quan trọng, nhưng thói quen ăn uống sai lầm lại khiến tuổi thọ của bạn bị bòn rút.
-
Sức khỏe4 giờ trướcDù hơn 100 tuổi, nhưng cụ bà người Mỹ vẫn làm việc và sống vui khỏe, nhiều người trẻ còn khó theo kịp bà.
-
Sức khỏe4 giờ trướcTổ yến, một loại thực phẩm quý giá được mệnh danh là "vàng trắng", từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tổ yến sai cách còn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, "tiền mất tật mang.
-
Sức khỏe6 giờ trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe7 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe17 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe18 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.