- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mắc liên cầu lợn vì ăn thịt chưa nấu kỹ
Bệnh liên cầu lợn được ghi nhận rải rác tất cả các tháng trong năm.
Nguyên nhân mắc bệnh có thể do ăn tiết canh, thịt chưa nấu kỹ hoặc tiếp xúc nguồn lây bệnh. Để tăng cường công tác phòng chống, Bộ Y tế đã ban hành quyết định giám sát và phòng chống căn bệnh này.
Bệnh có ở cả chó, mèo
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Tính từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 60 ca bệnh. Những trường hợp mắc liên cầu lợn thường phải điều trị kéo dài, thông thường khoảng 3-4 tuần. Có trường hợp nặng phải điều trị đến 2 tháng. Một số trường hợp bị nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng có thể đối mặt với tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn.
Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5-20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Bệnh thường xảy ra dưới dạng các trường hợp tản phát, tuy nhiên cũng có thể gây thành những vụ dịch trên động vật và người.
Lợn nhiễm bệnh có thể không phát bệnh hoặc gây các chứng viêm nhiễm nhẹ đến viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp nhiễm trùng, viêm phế quản phổi, viêm màng trong tim, viêm não, sẩy thai và các ổ áp xe… gây chết ở lợn. Khi lợn bị mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (hay còn gọi là bệnh tai xanh), vi khuẩn bệnh có thể phát triển mạnh hơn và làm tăng nguy cơ lây bệnh sang người. Các ổ dịch liên cầu lợn ở người thường liên quan đến việc bùng phát các ổ dịch tai xanh ở lợn.
Vi khuẩn bệnh có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 600C và ánh sáng mặt trời. Nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân lợn ở nhiệt độ 00C trên 100 ngày, khoảng 10 ngày ở 90C, 8 ngày ở 22 - 250C, vi khuẩn này có thể sống trong xác lợn chết trong 6 tuần ở điều kiện nhiệt độ 400C, đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm cho người.
Lợn là ổ chứa chủ yếu, ngoài ra vi khuẩn bệnh cũng được phát hiện ở các động vật khác như trâu, bò, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim...
Cần bỏ thói quen ăn đồ sống
Để phòng chống bệnh liên cầu lợn, ngày 7/11, Bộ Y tế đã ban hành quyết định kèm theo bản hướng dẫn và giám sát. Theo bản hướng dẫn này, thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày). Người bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, nội tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Cho tới nay chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người.
Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi khuẩn liên cầu lợn. Đặc biệt những người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Người dân cần sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn, đặc biệt khi phải xử lý lợn mắc bệnh hoặc lợn chết.
Khi có vết thương hở hoặc có các vùng da bị tổn thương không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn tươi sống; hoặc nếu có thì cần băng kín vết thương trước khi tiếp xúc và dùng chất khử trùng sau khi làm việc.
Dùng xà phòng sạch rửa sạch sẽ các đồ dùng chăm sóc, giết mổ hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng. Thực hiện tốt vệ sinh thú y, đảm bảo môi trường khu vực chăn nuôi lợn và các loại gia súc sạch sẽ, thoáng khí, ủ phân để diệt mầm bệnh; không mua bán, vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ các khu vực có lưu hành bệnh tới khu vực khác.
Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Bộ Y tế đề nghị, để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống, cần tập trung tuyên truyền cho nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn, bán thịt lợn tươi, sống và những người nội trợ trực tiếp chế biến sản phẩm tươi, sống từ lợn...
Không giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết. Thực hiện vệ sinh ăn uống, không ăn thịt hoặc phủ tạng lợn chưa nấu kỹ; không ăn tiết canh lợn và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch.
Theo GĐXH
-
Sức khỏe12 giờ trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe13 giờ trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe16 giờ trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe17 giờ trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe20 giờ trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?
-
Sức khỏe23 giờ trướcTiêu thụ nước ngọt có ga thường xuyên làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ. Loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu và giòn, dễ gãy, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại hạt nhỏ bé này từ lâu đã được coi là "viên ngọc quý" trong chế độ ăn uống của người châu Á khi không chỉ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời mà còn mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là "kho báu" dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai lang được ví như "thần dược mua đông" nhưng không phải ai cũng biết rằng thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy khi nào nên ăn khoai lang để đạt hiệu quả tối ưu?
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...