- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mách bạn cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Dịch sốt xuất huyết vẫn đang ở mức báo động, chưa có dấu hiệu suy giảm. Các BV quá tải, bạn có thể nghiên cứu cách theo dõi, điều trị sốt xuất huyết tại nhà theo một số gợi ý sau đây.
Ngay khi phát hiện sốt với các triệu chứng dưới đây:
Sốt cao từ 38 - 40 độ C, gồm cả sốt nóng, sốt lạnh
Người nóng rực nhưng ngay sau đó rét run, đắp 2, 3 chăn vẫn lạnh
Chạm tay vào nước thấy ớn lạnh, sởn da gà
Mồ hôi túa ra toàn thân
Người nhà cần giúp người bệnh những bước sau đây để xác định bệnh, mức độ bệnh:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm tại BV hoặc gọi về nhà xét nghiệm.
Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị đúng hướng.
Khi tiểu cầu sụt giảm, xét nghiệm liên tục (3, 4 lần/ngày) để theo dõi.
Người bình thường có khoảng 150.000 - 300.000 tiểu cầu/mm3 máu.
Kết quả xét nghiệm nếu chỉ còn dưới 20 - 30.000 tiểu cầu/mm3 máu, bệnh nhân cần nhập viện ngay để được bổ sung tiểu cầu.
Dùng thuốc
Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.
Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.
Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.
Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.
Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt.
Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh...). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.
Nếu có viêm nhiễm chỗ khác phải có chỉ định của bác sỹ mới dùng thuốc.
Phụ nữ đúng vào kỳ kinh nguyệt khi thấy ra máu quá nhiều, cần nhập viện để tiêm thuốc cầm máu tránh nguy cơ băng huyết.
Theo dõi phản ứng của cơ thể
Đau hốc mắt: mắt có thể đỏ như máu do xuất huyết đáy mắt.
Đau đầu và đau chân tóc: chạm vào tóc là đau, bệnh nhân rất sợ chải đầu.
Chán ăn: miệng đắng, hàm mỏi, nhai cơm như nhai rơm.
Có thể đau họng hoặc không: nếu đau họng không được uống kháng sinh.
Có thể đau bụng đi ngoài.
Nếu gặp các trường hợp xuất huyết , cần phải báo bác sĩ hoặc đưa người bệnh nhập viện ngay lập tức
Hiện tượng xuất huyết niêm mạc:
Chảy máu cam.
Chảy máu chân răng.
Rối loạn kinh nguyệt bất thường.
Hiện tượng xuất huyết nội tạng:
+ Đi ngoài phân có đen: dấu hiệu xuất huyết dạ dày.
Đầu đau dữ dội: dấu hiệu xuất huyết não.
Đau bụng ngày càng tăng: biến chứng nặng gây xuất huyết nội tạng.
Đau vùng hạ sườn phải: dấu hiệu suy gan.
Khó đi hoặc không đi tiểu được: nguy cơ tràn dịch nội tạng đặc biệt là tràn dịch màng phổi.
Phải đi tiểu tiện được, nếu truyền dịch sẽ đi gấp 3 lần ngày thường.
Khó thở: dấu hiệu chảy máu phổi.
Cuối cùng, phòng và tránh lây bệnh cũng là điều cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Phun thuốc diệt muỗi, loại bỏ các vũng nước lưu và ngủ mắc màn là những điều cần tuyệt đối phải tuân theo.
Theo VietNamNet
- Sức khỏe6 giờ trướcBước quá dài, đặt mũi chân xuống trước, nhô vai lên cao... là những lỗi sai khi đi bộ.
- Sức khỏe8 giờ trướcĐược biết, bé gái 5 tuổi được thẩm mỹ viện tiến hành phun môi collagen. Chủ thẩm mỹ viện còn không ngần ngại nhắn nhủ lời lẽ đầy tính chất quảng cáo: "Mọi người chia sẻ lấy động lực cho mọi người phun môi nhé ạ".
- Sức khỏe11 giờ trướcCàng bận rộn với công việc, các cuộc vui… chúng ta lại càng quên đi trách nhiệm đối với cơ thể của mình. Chính vì lẽ đó, tấm màn chắn của cơ thể là gan lại đang phải gánh chịu rất nhiều hậu quả từ những thói quen xấu mỗi ngày.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe18 giờ trướcBản tin sáng ngày 11/4 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19; hơn 37.900 người cách ly phòng chống dịch trên cả nước. Gần 58.300 người Việt Nam đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Sức khỏe18 giờ trướcMọi người thường dành thời gian nghỉ cuối tuần để ngủ nướng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.
- Sức khỏe1 ngày trướcĐể bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe1 ngày trướcBản tin chiều 10/4 của Bộ Y tế cho biết có 9 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Kiên Giang. Đây là những ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Việt Nam hiện có 2.692 bệnh nhân.
- Sức khỏe1 ngày trướcTheo thông tin từ Bệnh viện 199 (Bộ Công an), mới đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam, 16 tuổi, bị hôn mê vì sử dụng tinh dầu thuốc lá điện tử.
- Sức khỏe1 ngày trướcGiới chuyên môn cảnh báo, việc sử dụng tinh dầu không đúng cách sẽ dễ gây ra các phản ứng có hại cho con người, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tính mạng.
- Sức khỏe2 ngày trướcSau 3 ngày dùng máy xông tinh dầu đuổi muỗi, cả gia đình ở Hoà Bình phải nhập viện do ngộ độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 ngày trướcBản tin chiều 9/4 của Bộ Y tế cho biết có 14 ca mắc COVID-19 tại 5 tỉnh, thành phố. Đây là những ca bệnh nhập cảnh, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Việt Nam hiện có 2.683 ca bệnh.