- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ trên 35 tuổi, bố trên 45 tuổi có nguy cơ sinh con bị khuyết tật
Theo khuyến cáo mới nhất từ Bộ Y tế, độ tuổi sinh đẻ của bố mẹ có thể một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
Bộ Y tế vừa có quyết định về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em". Theo tài liệu hướng dẫn này, số liệu từ các cuộc điều tra y tế và gánh nặng bệnh tật toàn cầu cũng như báo cáo tình hình khuyết tật từ các nước đã đưa đến ước tính có khoảng 1 tỉ người trên thế giới (chiếm 15% dân số) bị khuyết tật.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế dẫn số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra quốc gia người khuyết tật, ước tính khoảng 1,2 triệu trẻ em gặp phải tình trạng này trong độ tuổi 0-17 (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này).
Nhân viên y tế tư vấn cho gia đình có con bị chậm nói. Ảnh: Vy Hiếu
Khoảng 55-65% trẻ bị khuyết tật là do bẩm sinh, trong khi tỉ lệ do bệnh tật chiếm 23,5-29,1%. Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là vận động chiếm 22,4% và nói chiếm 21,4% tổng số trẻ bị khuyết tật.
Báo cáo khám sàng lọc trẻ khuyết tật của một số tổ chức phi chính phủ hoạt động tại tỉnh Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên - Huế cũng cho thấy tỉ lệ trẻ khó khăn về học chiếm 42,6%; nói 39,8%; nhìn 30%; vận động 27,3% và nghe 15,5%.
Bộ Y tế cũng chia nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ thành 3 nhóm: trước sinh, trong sinh và sau sinh.
Trong đó, nhóm nguyên nhân trước sinh gồm: Bệnh của mẹ khi mang thai (virus, bệnh giáp trạng, ngộ độc thai, tiểu đường, chấn thương...). Độ tuổi của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến điều này. Trong đó, người mẹ có độ tuổi từ 35 trở lên, người bố trên 45 tuổi khi sinh con cũng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, mẹ phơi nhiễm môi trường độc hại khi mang thai như các kim loại nặng, chất độc dùng trong nông nghiệp, thực phẩm, các loại thuốc, các chất kích thích như rượu, ma túy… Dinh dưỡng bà mẹ, nhiễm trùng, bất thường nhiễm sắc thể, gene, chất liệu di truyền thai nhi cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân trước sinh.
Với nhóm nguyên nhân trong lúc sinh, việc can thiệp sản khoa (dùng kẹp/ hút lấy thai, mổ đẻ, kích thích đẻ...) được liệt kê đầu tiên. Trẻ đẻ non (dưới 37 tuần), thiếu oxy não (ngạt), cân nặng khi sinh thấp (dưới 2.500g), trẻ bị vàng da nhân não do bất đồng nhóm máu… cũng được cho là các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị khuyết tật.
Sau sinh, trẻ bị chấn thương sọ não, chảy máu não, nhiễm trùng thần kinh, suy hô hấp, sốt cao co giật, phơi nhiễm các yếu tố môi trường độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng có nguy cơ bị khuyết tật.
Nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm, nhiều trẻ sẽ phục hồi tốt và trở thành trẻ bình thường, ví dụ trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh hoặc trật khớp háng bẩm sinh, trẻ tự kỷ nhẹ có chỉ số IQ bình thường.
Một số trẻ khuyết tật khác có thể phát triển được các kỹ năng gần như trẻ bình thường, như chậm phát triển vận động, ngôn ngữ so với tuổi, bại não liệt nửa người hoặc hai chân mức độ nhẹ.
Một số bệnh nhi nặng cũng được phục hồi, cải thiện kỹ năng và có thể hội nhập xã hội. Ví dụ, trẻ bại não thể co cứng nặng sẽ không bị co rút biến dạng khớp, tuy không đi lại được nhưng ngồi xe lăn vẫn có thể đi học.
Theo Người Lao động
-
Sức khỏe19 giờ trướcBà P. thấy bụng to bất thường, cứng nên được người nhà khuyên đi khám. Kết quả, bệnh nhân có khối u xơ nặng 10kg.
-
Sức khỏe19 giờ trướcTrong những năm gần đây, 'cuộc chiến về đường' ngày càng nóng lên. Nhiều người đang nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn quá nhiều đường với nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường type 2.
-
Sức khỏe23 giờ trướcBệnh lậu là một nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gây ra. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài và gây vô sinh.
-
Sức khỏe23 giờ trướcTheo chia sẻ của người thân, từ nhỏ, cậu bé đã thích ăn thịt, tiêu thụ số lượng nhiều tương đương người lớn.
-
Sức khỏe23 giờ trướcDứa là loại quả tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích, tuy nhiên vẫn có những người không nên ăn dứa vì có thể gây hại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcVitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật, vậy quả gì nhiều vitamin C nhất?
-
Sức khỏe1 ngày trướcDựa trên kinh nghiệm của bản thân, bác sĩ Toshiro Iketani đã đưa ra bài tập "trẻ hóa" mạch máu, thực hiện rất đơn giản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác bác sĩ cảnh báo tai nạn này có thể khiến người đàn ông 42 tuổi tổn thương não nghiêm trọng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước chanh, nước ép bưởi hay nước trà xanh... nếu sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, giúp gan hoạt động tốt hơn, bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBé 2 tuổi, ngoại hình là nữ, phát triển thể chất bình thường nhưng lại thể hiện những bất thường về tâm lý, giới tính, nhất là vùng sinh dục.