- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mổ cá chết ngay trên bờ Hồ Tây: Cảnh báo của 2 PGS hóa và thực phẩm!
Một người dân sống gần khu vực Hồ Tây bắt được con cá chép 9 kg chết nổi rồi mổ thịt ngay tại chỗ vì cho rằng vẫn ăn được do tiết vẫn còn đỏ. Việc này có nên hay không?
Một người dân sống gần khu vực Hồ Tây bắt được con cá chép 9 kg chết nổi rồi mổ thịt ngay tại chỗ vì cho rằng vẫn ăn được do tiết vẫn còn đỏ. Việc này có nên hay không?
Mấy ngày nay, cá chết trắng ở Hồ Tây, Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã phải trực tiếp chỉ đạo nhiều lực lượng tham gia xử lý, với 7 biện pháp cấp bách. Đồng thời, kêu gọi người dân không ăn cá chết.
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, ông Mai Trọng Thái, cho biết nguyên nhân ban đầu xác định là do nồng độ oxy hòa tan trong nước quá thấp khiến cá không sống được (chỉ đạt 1,5 mg/l, trong khi tiêu chuẩn 6 mg/l).
Ông Thái cũng cho đang tiếp tục kiểm tra xem có nguồn xả thải nào quanh hồ gây ô nhiễm hay không.
Trong bối cảnh đó, hình ảnh một người dân sống gần hồ xẻ thịt một con cá chép nặng 9 kg chết nổi trên mặt hồ để ăn đã khiến nhiều người không khỏi nghi ngại.

Trả lời chúng tôi, PGS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm đại học Bách Khoa Hà Nội, cảnh báo chỉ cần cá chết vì thiếu oxy đã là không được ăn.
PGS Thịnh cho rằng, nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây tuy là do thiếu oxy, chứ không phải là hóa chất độc hại như ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Nhưng về mặt nguyên
tắc, xuất phát từ nguyên nhân gì thì người dân cũng không nên ăn các
con cá đó, vì chúng ta không lường được sự độc hại khi ăn chúng,

Dù con cá còn máu đỏ tươi hay đã nổi ươn lên, tốt nhất chúng ta không nên lấy làm thức ăn cho người và cho cả vật nuôi, ông cảnh báo.
PGS Thịnh nhấn mạnh, người dân không nên tiêu thụ bởi đó là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Vì mối lợi mà sử dụng cá chết đem chế biến và bán cho người tiêu dùng, người đó đang có hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xử lý nghiêm.
Khi ăn phải cá chết, người dân sẽ đối diện với ảnh hưởng về sức khỏe, nhẹ thì ngộ độc, trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo PGS Thịnh, nếu có người bất chấp pháp luật khai thác nguồn cá chết ở Hồ Tây để bán ra thị trường thì đó là hành vi độc ác.
"Chúng ta nấu cho chính mình ăn do không hiểu biết còn tạm chấp nhận nhưng biết độc hại mà bán cho người khác ăn, nấu cho người ngoài ăn là điều không thể chấp nhận được.
Con cá dù có to, ngon như thế nào nhưng chúng ta không biết đó là chất đạm hay là chất độc thì không được ăn", PGS Thịnh nhận định.
Cùng quan điểm với PGS Thịnh,
PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa Hóa học trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội cho biết thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan cần tuyên
truyền rộng rãi để người dân không vớt cá chết xẻ thịt làm thực phẩm.
Theo PGS Côn cá chết do ngạt thiếu oxy thì đỡ nguy hiểm hơn so với cá chết do bị ngộ độc hóa chất. Nhưng cá nhiều đạm nên khi chết dễ bị tiêu hủy, do đó là nơi để cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Con người ăn phải dễ nhiễm các vi sinh vật.

Bình thường chúng ta mua cá về và để cho cá chết ngạt khác hoàn toàn với cá chết do ngạt nước ở Hồ Tây hiện nay – PGS Côn lưu ý.
Ông
nhấn mạnh khi cơ quan chức năng chưa có kết luật nguyên nhân đầy đủ,
người dân không nên khai thác, sử dụng nguồn thủy sản tại đây.
PGS Côn cũng đặt ra một giả thiết, có thể do hàm lượng amoniac có trong nước quá nhiều dẫn đến cá không có oxy để sống gây ra tình trạng cá chết.
Amoniac là 1 loại hóa chất ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, có nhiều trong nước xả thải ra môi trường. Mỗi người
đều có lượng amoniac và thải ra ngoài qua đường nước tiểu, mồ hôi.
Người bị ngộ độc amoniac cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây phỏng miệng, họng và dạ dày.
Tất
nhiên, PGS Côn cũng khẳng định kết quả kiểm tra chính xác cuối cùng về
có chất này hay không phải chờ cơ quan chức năng công bố, vấn đề amoniac
chỉ là giả thiết của ông.
Theo Trí thức trẻ
- Sức khỏe2 giờ trướcMới đây có 4 người trong cùng gia đình ở Sơn La đã bị ngộ độc sau khi ăn khoảng 10 cây nấm trắng. Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
- Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuSức khỏe2 giờ trướcĐây là một trong những bệnh nhân Covid-19 rơi vào tình trạng nặng trong đợt dịch này, điều trị gần 2 tháng nhưng phổi chưa có tiến triển, phải can thiệp ECMO lâu dài.
- Sức khỏe3 giờ trướcKhi biết mình bị mắc ung thư gan sau khi có biểu hiện mẩn ngứa da và khô mắt, cô Lưu (32 tuổi, ở Trung Quốc) đã suy sụp hoàn toàn vì không nghĩ mình mắc trọng bệnh khi ở tuổi còn quá trẻ.
- Sức khỏe5 giờ trướcHạt dẻ cười không phải là thứ có thể được tiêu thụ với số lượng lớn và cũng có những tác dụng phụ riêng là điều ai cũng cần nhớ.
- Sức khỏe7 giờ trướcBuồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái nữ nên nếu tình trạng suy buồng trứng xảy ra thì bạn cần đặc biệt lưu ý.
- Sức khỏe10 giờ trướcHiện nay, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư các cơ quan nội tạng, như ung thư đường tiêu hóa, ung thư gan, ung thư phổi...
- Sức khỏe10 giờ trướcGiới chuyên gia phát hiện khoảng 4% bệnh nhân ở Congo tự kiểm soát virus HIV mà không cần điều trị.
- Sức khỏe10 giờ trướcBản tin 6h ngày 4/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.482 bệnh nhân. Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt 115,7 triệu.
- Sức khỏe22 giờ trướcAi cũng mong mình được sống lâu, sống khỏe nhưng thực tế hầu hết mọi người đều không biết rằng hàng ngày bản thân mình đang vô tình ăn vào 4 loại thực phẩm gây tắc nghẽn mạch máu này.
- Sức khỏe22 giờ trướcBản tin 18h ngày 3/3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 7 ca mắc mới, trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp f1; 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- Sức khỏe1 ngày trướcHôm nay, bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã được ra viện trong niềm hân hoan của gia đình và các thầy thuốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.