- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Món ăn vặt ngày Tết tưởng chỉ “vui miệng” ai ngờ tốt cho tim mạch, đường ruột, làm đẹp da
Không chỉ là món ăn vặt, đãi khách quen thuộc ngày Tết, nho khô còn có nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp tới bất ngờ.
Với rất nhiều gia đình Việt, nho khô (nho sấy) là món ăn vặt không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ ngon miệng, giá cả phải chăng, phù hợp khi tiếp khách, dễ bảo quản mà món ăn này còn giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài nếu ăn điều độ.
Lợi ích sức khỏe và làm đẹp của nho khô
Chắc chắn rất nhiều người sẽ bất ngờ khi biết rằng món ăn tưởng chỉ để “vui miệng” như nho khô lại giàu dinh dưỡng đến thế. Nổi bật như các loại vitamin: vitamin C, folate, thiamin, niacin, riboflavin, vitamin B6 và axit pantothenic. Hay các khoáng chất: kali, canxi, magie, phốt pho, sắt, kẽm và natri. Nho khô còn giàu chất xơ, cung cấp năng lượng và chất béo nhưng không chứa cholesterol, cùng các chất chống oxy hóa, polyphenoleic tốt cho cơ thể.
Nho khô là món ăn vặt gần như không thể thiếu mỗi dịp Tết Nguyên đán (Ảnh minh họa)
Nhờ vậy, nho khô mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và làm đẹp sau đây:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ rất giàu chất xơ hòa tan, ăn nho khô giúp tăng nhu động ruột, cải thiện táo bón.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Nhờ rất giàu sắt, đồng và vitamin tốt cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu cũng như mang oxy đi khắp cơ thể.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nhờ nho khô ít natri nhưng giàu kali và khoáng chất giúp trái tim được thư giãn, giảm mỡ máu xấu. Đặc biệt, quercetin flavonoid trong nho là một chất chống viêm tự nhiên với khả năng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ mạch máu.
- Tốt cho dạ dày: Nhờ vào các chất kiểm như sắt, đồng, magiê và kali giúp cân bằng mức độ axit trong dạ dày.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Nhờ vào các hợp chất chống oxy hóa polyphenol, đặc biệt là resveratrol giúp bảo vệ tế bào tổn thương bởi gốc tự do và kháng viêm hiệu quả.
- Tốt cho mắt: Nhờ polyphenoleic và vitamin A mà ăn kho khô điều độ có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực, thoái hóa điểm vàng.
- Tốt cho xương: Nhờ vào hàm lượng canxi dồi dào, 100g nho khô chứa khoảng 45 mg canxi tương đương 4% nhu cầu hàng ngày và giúp xương chắc khỏe, phòng loãng xương.
- Bảo vệ răng miệng: Nhờ nho khô giàu canxi nên có thể tăng cường sức mạnh và có thể giúp tái khoáng hóa men răng. Khoáng chất boron giúp hạn chế phát triển vi trùng trong khoang miệng cùng axit oleanolic giảm nguy cơ sâu răng.
- Giảm cân: Nhờ lượng chất béo thấp, hàm lượng chất xơ lại cao nên bạn sẽ có cảm giác no lâu và làm giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng chỉ nên ăn vừa phải.
- Làm đẹp da: Nhờ nho khô giàu chất chống oxy hóa giúp làn da tươi trẻ lâu hơn. Vitamin A và vitamin E giúp làm ẩm, sáng da và đẩy nhanh tái tạo tế bào da. Selen và kẽm cũng giúp da giảm mụn, căng mịn.
- Tốt cho tóc và móng: Nhờ vào các khoáng chất như selen, kẽm và đặc biệt là sắt mà ăn nho khô điều độ giúp tóc và móng khỏe hơn, giảm gãy rụng và sáng bóng.
Những điều cần tránh khi ăn nho khô, nhất là dịp Tết
Dù là thực phẩm tốt cho sức khỏe, làm đẹp và thường sẵn trong nhà dịp Tết nhưng khi ăn nho khô cũng cần nhớ một vài lưu ý.
Chỉ nên ăn khoảng 15g nho khô mỗi ngày, ăn quá nhiều gây tăng cân và không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Sai lầm đầu tiên và nhiều người mắc nhất khi ăn nho khô là không kiểm soát được lượng tiêu thụ, dẫn tới ăn quá nhiều. Khi ăn quá nhiều nho khô sẽ dẫn tới tăng cân, tăng đường huyết - nhất là vào dịp Tết khi chúng ta ăn uống nhiều món, lười vận động. Bản thân nho khô có tác dụng nhuận tràng nhưng ăn vô tội vạ sẽ thành gánh nặng cho hệ tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy hoặc táo bón - nhất là với trẻ em. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn không nên ăn quá 15g nho khô mỗi ngày.
Thứ hai, không nên ăn nho khô cùng với thực phẩm giàu kali. Ăn nho khô cùng với thực phẩm giàu kali dễ gây tăng kali máu, gây co thắt dạ dày, chướng bụng hoặc tiêu chảy, thậm chí rối loạn nhịp tim.
Thứ ba, cũng đừng nên ăn nho khô cùng hoặc gần với hải sản. Có thể xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên do là bởi vì trong các loại quả này có chứa axit tannic, axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.
Thứ tư, nho khô ngọt nên người tiểu đường, béo phì, thai phụ chỉ nên ăn thật ít hoặc tốt nhất là không ăn. Thứ năm, không nên uống quá nhiều nước ngay sau khi ăn nho khô vì các thành phần của nho khô sẽ phản ứng với nước trong cơ thể, dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên, cần súc miệng, đánh răng kỹ vào những ngày ăn nho khô để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Nếu muốn đảm bảo an toàn vệ sinh, bạn cũng có thể rửa lại nho khô sau khi mua về (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, không nên ăn cả nắm nho khô cùng lúc hay vừa nhai vừa nói chuyện, xem vô tuyến, nhai không kỹ. Điều này có thể gây ra sạch hoặc hóc do nho khô, đồng thời dẫn tới khó tiêu hóa.
Ngoài ra, quá trình chế biến nho khô bán ra trên thị trường có thể chưa đạt yêu cầu vệ sinh kỹ càng. Hãy lưu ý khi chọn mua hoặc có thể rửa lại rồi phơi/sấy nho khô trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Nguồn và ảnh: Sina, Family Doctor, Eat This
Theo Phụ nữ mới
-
Sức khỏe57 phút trướcMột chuyên gia người Anh mới đây đã chỉ ra loại gia vị cực phổ biến mà ông cho là có lợi cho "hầu hết mọi thứ", ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh.
-
Sức khỏe1 giờ trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
Sức khỏe11 giờ trướcCác bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp. Điều đáng nói, nam thanh niên này chỉ mới 32 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh, thường xuyên luyện tập thể hình nhưng vẫn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể để lại những di chứng nặng nề.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ hoàn toàn được quyết định bởi di truyền, nhưng những thói quen sống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tuổi thọ của bạn.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhoai tây thường nằm trong danh sách hạn chế của những người thực hiện chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu ăn đúng cách thì khoai tây lại là một thực phẩm thân thiện trong quá trình giảm cân.
-
Sức khỏe21 giờ trướcNên bỏ đi cục mỡ vàng ươm trong bụng con gà hay giữ lại để sử dụng là băn khoăn của nhiều người, khi nỗi lo ngại về chất béo ngày càng lớn.
-
Sức khỏe23 giờ trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCá là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn cá cùng một số loại thực phẩm "đại kỵ" có thể gây ra những phản ứng hóa học bất lợi, làm giảm giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcOmega-3 là một trong những chất có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng bổ sung quá liều lượng cho phép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới cơ thể.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNgười đàn ông đi cấp cứu trong tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khỏe, chữa bệnh xương khớp.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu từ Úc cho thấy thói quen nhâm nhi một món ăn vặt phổ biến có thể giúp người cao tuổi có thêm 3,9 năm sống khỏe mạnh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùa đông nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể thay đổi, có những thực phẩm và thói quen ăn uống cần tránh để không làm tổn hại đến sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiều người thường vứt bỏ thực phẩm khi chúng bắt đầu mọc mầm, cho rằng chúng đã hỏng và không ăn được. Tuy nhiên, sự thật là nhiều loại thực phẩm khi nảy mầm lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gấp nhiều lần so với trạng thái ban đầu.