Nam thiếu niên 15 tuổi bị ung thư phổi nghi hút thuốc lá thụ động từ bố

Thấy con trai có biểu hiện thở khò khè, khó thở, ho ra máu, sút cân... gia đình đưa cậu bé đến bệnh viện khám thì bất ngờ phát hiện con bị ung thư phổi giai đoạn muộn.

Thấy con trai có biểu hiện thở khò khè, khó thở, ho ra máu, sút cân... gia đình đưa cậu bé đến bệnh viện khám thì bất ngờ phát hiện con bị Ung thư phổi  giai đoạn muộn.

Trao đổi bên lề hội nghị hội thảo ung thư Việt - Pháp lần thứ 2 diễn ra chiều 7-11, PGS-TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, cho biết bệnh ung thư phổi có dấu hiệu trẻ hoá. Tại các cơ sở y tế đã ghi nhận nhiều ca bệnh có tuổi đời dưới 30 tuổi. Trong đó, bệnh nhân phát hiện mắc ung thư phổi trẻ nhất các bác sĩ gặp khi mới 15 tuổi.

Nam thiếu niên 15 tuổi bị ung thư phổi nghi hút thuốc lá thụ động từ bố-1

Việc phát hiện sớm ung thư phổi gặp khó khăn do các dấu hiệu sớm không điển hình (ảnh minh hoạ)

Bệnh nhân này đến viện khám trong tình trạng ho kéo dài điều trị kháng sinh không đỡ, kèm theo khó thở, sút cân... Kết quả thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân có khối u ở phổi phải. Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có liên quan đến khói thuốc lá và nghi ngờ bị ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động từ bố là người nghiện thuốc và thường hút trong nhà.

Theo PGS Quảng, nếu như những năm trước đây ung thư phổi luôn giữ vị trí đầu tiên trong "top" những ung thư thường gặp ở nam giới thì năm 2018, căn bệnh này đã xếp hàng thư 2 sau ung thư gan. "Con số này không phải do số mắc ung thư phổi giảm mà do số ca mắc ung thư gan được ghi nhận tăng cao hơn. Năm 2018 cả nước ghi nhận 24.000 ca mắc mới ung thư phổi trong đó 21.000 trường hợp tử vong. Phần lớn bệnh nhân đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3 và 4), nên việc điều trị kéo dài cuộc sống bệnh nhân chỉ từ 6 tháng đến 2 năm" - PGS Quảng cho biết.

Giới chuyên môn cũng cho biết thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi. Thống kê cho thấy khoảng 80-90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá. Một người hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 20 lần người không hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động cũng được ghi nhận tăng 30% ở nhóm người sống trong nhà có người hút thuốc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tỉ lệ hút thuốc cao nhất thế giới với 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Cùng đó, tỉ lệ hút thuốc lá thụ động ước tính khoảng 67% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49% phơi nhiễm tại nơi làm việc.

Nam thiếu niên 15 tuổi bị ung thư phổi nghi hút thuốc lá thụ động từ bố-2

Hầu hết bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá

Ngoài ra, một số ít bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới nơi môi trường làm việc nhiều bụi amiang, bụi than hay bụi đá, xi măng... Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình.

Đáng nói, theo PGS Quảng, việc phát hiện sớm người bị ung thư phổi gặp nhiều khó khăn, bởi bệnh có thể tiến triển rất nhanh chỉ trong vòng 6 tháng nên các xét nghiệm, chụp chiếu như X-quang, thậm chí cả chụp CT liều thấp cũng không phát hiện được bệnh. Chỉ đến khi bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình mới nhập viện thì việc điều trị thường không đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, bệnh có nhiều triệu chứng liên quan tới đường hô hấp nên đôi khi cũng gây nhầm tưởng là viêm phổi thông thường.

Các chuyên gia khuyến cáo với ung phổi, ngoài việc thay đổi lối sống khoa học, nên tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 45 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi… Việc điều trị ngay ở giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân sau 5 năm từ khi phát hiện bệnh.

Theo Trí thức trẻ


hút thuốc lá

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.