Nếu 4 vị trí cơ thể này bị đau bất thường thì bạn cần đi khám khẩn cấp trước khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối

Bất kể bạn là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, chỉ cần có 4 cơn đau dưới đây thì cần cảnh giác đi khám bệnh ung thư càng sớm càng tốt.

Theo đội ngũ chăm sóc sức khỏe của Webmd, bất kể tuổi tác hay sức khỏe của bạn như thế nào thì bạn vẫn nên tự quan sát các dấu hiệu của cơ thể để kịp thời phát hiện ung thư. Mặc dù các dấu hiệu bất thường đôi khi không đủ để chẩn đoán bệnh, nhưng chúng vẫn có thể là manh mối cho bạn và bác sĩ để phát hiện và điều trị vấn đề càng sớm càng tốt. Khối u còn nhỏ và chưa lan rộng là thời điểm tốt nhất để điều trị.

Nếu 4 vị trí cơ thể này bị đau bất thường thì bạn cần đi khám khẩn cấp trước khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối-1


Khi bị ung thư, người bệnh thường cảm thấy đau khi đã ở giai đoạn muộn. Dù không phải 100% cơn đau đều là do ung thư, nhưng dù sao chúng cũng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau.

Bất kể bạn là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, chỉ cần có 4 cơn đau dưới đây thì cần cảnh giác đi khám bệnh ung thư càng sớm càng tốt.

1. Đau bụng sau khi ăn: Ung thư tuyến tụy

Khi bệnh ung thư tuyến tụy chuyển sang giai đoạn giữa và cuối, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn, ngay sau khi ăn xong người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng trên rất rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu gây ra phản ứng này là do khối u ung thư trong tuyến tụy của người bệnh không ngừng phát triển và lớn lên, nó sẽ chèn ép lên dạ dày, ống mật và các bộ phận khác khiến thức ăn không thể đi vào cơ thể một cách bình thường, từ đó gây ra cảm giác buồn nôn, đau bụng.

Nếu 4 vị trí cơ thể này bị đau bất thường thì bạn cần đi khám khẩn cấp trước khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối-2


Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư tuyến tuỵ thường là do lạm dụng rượu bia, chất có cồn, ăn quá mặn, quá nhiều chất béo hoặc cũng có thể do di truyền. Đặc biệt, những bệnh nhân viêm tụy mạn tính có tỷ lệ ung thư tụy cao gấp 20 lần bình thường… do đó những đối tượng này không nên chủ quan.

2. Đau vai: Ung thư phổi

Khi ung thư phổi di căn có thể gây ra các cơn đau lan rộng đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể. Khi lan đến vai, dần dần chúng sẽ xâm chiếm các tế bào thần kinh và gây ra đau đớn. Lúc này nếu ung thư không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ lây lan và xâm lấn toàn bộ lưng, để rồi gây bỏng rát và đau ở vai.

Nếu 4 vị trí cơ thể này bị đau bất thường thì bạn cần đi khám khẩn cấp trước khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối-3


Ung thư phổi được đánh giá là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Những tế bào bất thường này có tốc độ phát triển tương đối nhanh, cho nên nếu phát hiện những cơn đau vai bất thường, không thể giải thích được nguyên nhân rõ ràng thì bạn cần phải đến viện càng sớm càng tốt.

3. Nuốt đau: Ung thư dạ dày, ung thư thực quản

Khó nuốt là một thuật ngữ y khoa chỉ sự khó khăn khi thực hiện hành động nuốt. Đây là triệu chứng gây ra do bệnh lý ở vùng thực quản, hầu họng hoặc dạ dày.

Ung thư dạ dày thường có những khối u ác tính ở đường tiêu hóa. Một khi chúng bắt đầu di căn, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu đằng sau xương ức. Ngoài ra, nhiều người rất dễ cảm thấy nghẹt thở và có cảm giác đau khi nuốt.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc ung thư thực quản cũng thường cảm thấy đau dữ dội mỗi khi nuốt đồ ăn cứng hoặc nóng, họ sẽ thấy bớt đau hơn khi ăn những thực phẩm nhỏ. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, thì việc nuốt đồ ăn cứng lẫn lỏng đều sẽ gây nôn khiến bệnh nhân không ăn uống được gì.

Nếu 4 vị trí cơ thể này bị đau bất thường thì bạn cần đi khám khẩn cấp trước khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối-4


4. Đau ngực: Ung thư phổi

Nhiều dữ liệu lâm sàng đã cho thấy rằng, bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu cứ 4 người thì lại có 1 người có dấu hiệu đau ngực. Cơn đau này được xuất phát từ sự kích thích ở khoang ngực hoặc màng phổi trong quá trình tăng sinh tế bào ung thư.

Bạn phải cẩn trọng hơn nếu ngực đã đau mà còn kèm cả ho ra máu, tụt cân trông thấy... Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kỹ hơn.

Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhất?

- Độ tuổi: Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư đều lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi.

- Giới tính: Dễ gặp ở đàn ông hơn phụ nữ.

- Di truyền: Ung thư cũng có tính di truyền nhất định, trong đó những bệnh ung thư mang tính di truyền là ung thư thực quản, dạ dày, vú, tuyến tuỵ…

- Người có một số thói quen sau: Hút thuốc lá, nghiện rượu bia, thích ăn nóng, ăn đồ chua và mặn…

- Tiền sử bệnh tật: Các bệnh nhân bị viêm dạ dày, loét thực quản, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung… có nguy cơ hình thành ung thư cao hơn nếu không điều trị kịp thời.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/neu-4-vi-tri-co-the-nay-bi-dau-bat-thuong-thi-ban-can-di-kham-khan-cap-truoc-khi-ung-thu-tien-trien-den-giai-doan-cuoi-2220212510193321264.htm

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.