Nếu ăn cà tím, bạn nhất định phải biết điều này

Cà tím là món ăn ngon nhưng có chứa khá nhiều chất độc hại cho cơ thể nếu không biết chế biến đúng cách.

Cà tím là món ăn ngon nhưng có chứa khá nhiều chất độc hại cho cơ thể nếu không biết chế biến đúng cách.

So với các loại củ, quả khác thì cà tím không dồi dào năng lượng, nhưng cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và giàu vitamin B. Bên cạnh đó, với sắc tố màu tím sẫm, cà tím còn được biết đến là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, làm đẹp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Cũng như các thực phẩm khác, cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm của cà tím, khi ăn cần lưu ý những điều sau:

Không đun ở nhiệt độ quá cao

Cà tím sẽ thơm ngon hơn khi được nấu kỹ cùng các thực phẩm và gia vị khác. Tuy nhiên cần lưu ý không đun cà tím không để nhiệt độ cao vì sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến ở nhiệt độ cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.

Ngoài ra, không nên bỏ vỏ khi ăn vì vỏ cà tím chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.

neu an ca tim, ban nhat dinh phai biet dieu nay - 1

Cà tím có tính hàn cao nên khi chế biến có thể cho thêm một vài lát gừng để an toàn cho người có hệ tiêu hóa kém. (ảnh minh họa)

Những lưu ý cần thiết khi ăn cà tím

- Cà tím sau khi thái miếng cần ngâm cà qua nước pha muối, sau đó rửa lại để để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố giúp món ăn ngon và an toàn hơn.

- Nên cho một chút giấm khi chế biến cà tím có tác dụng hạn chế được chất solanine gây ngộ độc cho cơ thể.

- Cà tím có tính hàn cao nên khi chế biến có thể cho thêm một vài lát gừng để an toàn cho người có hệ tiêu hóa kém.

Không ăn khi bị hen suyễn, dị ứng

Người bị hen suyễn thường có cơ địa rất dễ bị dị ứng. Theo ghi nhận từ các nhà khoa học Ấn Độ, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Vì vậy người bị hen suyễn, địa dị ứng khi ăn vào rất dễ bị ngứa ở miệng, hoặc mẩn ngứa ngoài da, đặc biệt khi ăn phải cà tím chưa chín kỹ.

Không ăn nhiều đề phòng ngộ độc

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g. Tốt nhất nên chế biến thành món ăn để ăn cùng cơm.

>>Ăn rau mồng tơi trong 2 ngày bạn sẽ thấy điều “thần kỳ” xảy ra


Theo GĐXH

cà tím


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.