- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngủ 2 tiếng/ngày, người phụ nữ nhập viện tâm thần
Gần một năm trở lại đây, người phụ nữ chỉ ngủ 1-2 tiếng/ngày, trằn trọc không sâu giấc, phải nhập viện tâm thần.
Người phụ nữ này 40 tuổi, quê Hải Phòng, làm nghề giáo viên, thường ngày sống nội tâm, cầu toàn, cuộc sống gia đình bình thường. Việc mất ngủ thường xuyên khiến chị uể oải, buồn ngủ, đau đầu, không tập trung vào công việc, dễ nổi cáu vô cớ, ăn kém ngon miệng, sụt 2 kg trong 2 tháng.
Sau khi đi khám và uống thuốc ở cơ sở y tế địa phương không đỡ, chị lên tuyến trung ương. Kết quả thăm khám cho thấy chị mắc chứng rối loạn giấc ngủ, phải nhập viện điều trị.
Sau 7 ngày dùng thuốc kết hợp với liệu pháp thư giãn luyện tập, vệ sinh giấc ngủ, trị liệu tâm lý, tình trạng của bệnh nhân cải thiện, mỗi tối ngủ được 5-6 tiếng, ngủ sâu giấc hơn.
Người thường xuyên mất ngủ có nguy cơ trầm cảm, rối loạn tâm thần. (Ảnh minh hoạ)
Theo BSCKII. Đoàn Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ (M8), Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, thực tế tiếp nhận người đến khám cho thấy trên 50% có vấn đề rối loạn giấc ngủ. “Mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với người không mất ngủ”, bác sĩ Huệ nói.
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng rối loạn liên quan đến các vấn đề về chất lượng, thời gian và số lượng giấc ngủ khiến người bệnh bị mệt mỏi vào ban ngày và suy giảm chức năng học tập, làm việc và xã hội. Có nhiều rối loạn giấc ngủ khác nhau, trong đó mất ngủ là phổ biến nhất.
Các nghiên cứu cho thấy những năm gần đây, khoảng 80% bệnh nhân đến khám được phát hiện rối loạn giấc ngủ liên quan tới căng thẳng trong cuộc sống như mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ, ác mộng. Trong đó, 5% - 6,7% mất ngủ nặng có trầm cảm, lo âu.
Nguyên nhân của mất ngủ có thể liên quan đến nhiều vấn đề bệnh lý mạn tính, như bệnh tim và tiểu đường. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh thể chất hoặc các bệnh lý hệ thần kinh, như suy tim sung huyết, viêm xương khớp và bệnh Parkinson. Ngoài ra, một số bệnh nhân mất ngủ do sử dụng thuốc hay các tác nhân khác như rượu, caffeine, theobromine, methyl xanthenes.
Đáng lo ngại là tình trạng rối loạn giấc ngủ đồng bệnh lý với rối loạn tâm thần. 35% bệnh nhân rối loạn mất ngủ có một rối loạn tâm thần và một nửa trong số đó là rối loạn cảm xúc.
Để điều trị rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân cần được hướng dẫn về thói quen ngủ lành mạnh, tạo thói quen ngủ đúng quy tắc. Bên cạnh đó, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, kết hợp thể dục, tránh sử dụng các chất kích thích.
Theo VTC News
-
Sức khỏe9 giờ trướcNữ giám đốc tỉnh dậy với cơn đau như điện giật ở nửa mặt bên phải. Khi đi khám, cô được chẩn đoán bị u não.
-
Sức khỏe10 giờ trướcMột số trường hợp trầm cảm có thể tự khỏi sau khoảng thời gian nhất định hoặc nhờ thay đổi lối sống, chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau hít phải lượng lớn hơi từ hành, người phụ nữ 61 tuổi ở Quảng Ninh khó thở, mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhông chỉ lá mà nụ loài cây này đem đun nước uống rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người ta vẫn dùng lá và nụ tươi phơi khô làm thuốc.
-
Sức khỏe18 giờ trướcThói quen bẻ cổ, lắc cổ để tạo ra tiếng kêu răng rắc tưởng chừng vô hại, thậm chí mang lại cảm giác "thoải mái" tức thời, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường cho sức khỏe. Hành động này có thể gây ra những tổn thương cho cột sống cổ, dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe20 giờ trướcGần đây, thời tiết miền Bắc chuyển mùa nên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều người lớn mắc sởi nhập viện.
-
Sức khỏe21 giờ trướcKhoai lang là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn vào bữa sáng, vậy ăn khoai lang vào bữa sáng có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?