Người đi nhanh hay đi chậm sống thọ hơn?

Đi bộ là hoạt động thể lực nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe, có người đi nhanh nhưng cũng có người đi chậm, vậy tốc độ đi bộ thế nào sẽ sống thọ và tốt cho sức khỏe hơn?

Trong một nghiên cứu của Vương quốc Anh, các chuyên gia theo dõi tốc độ đi bộ của 475.000 người trong vòng 7 năm. Thông qua các dữ liệu thu thập được, kết quả cho thấy, những người có tốc độ đi bộ nhanh sống thọ hơn những người tốc độ đi bộ chậm.

Tốc độ đi bộ phản ánh tuổi thọ

Người đi nhanh hay đi chậm sống thọ hơn?-1
Chăm chỉ đi bộ hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh ( Nguồn Sohu )

- Phụ nữ: Tuổi thọ trung bình của người đi bộ chậm là 72,4 tuổi, người đi bộ nhanh là 86,7-87,8 tuổi, chênh lệch tuổi thọ từ 14 -15 năm.

- Nam giới: Tuổi thọ trung bình dự kiến của người đi bộ chậm là 64,8 tuổi, tuổi thọ trung bình của người đi bộ nhanh là 85,2-86,8 tuổi, chênh lệch tuổi thọ từ 21 - 22 năm.

Theo kết quả trên có thể thấy người đi bộ nhanh sống lâu hơn người đi bộ chậm 14-22 năm, tốc độ đi bộ là một trong những yếu tố liên quan tới tuổi thọ của con người.

Tại sao những người đi bộ nhanh sống lâu hơn?

Nguyên nhân, đi bộ với tốc độ nhanh tức là cường độ vận động cao hơn, cơ thể có cơ hội được vận động hiệu quả. Cường độ đi bộ nhanh cũng giúp đốt cháy chất béo tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ béo phì, từ đó cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.

goài ra, việc đi bộ đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo của xương, cơ, hệ thần kinh cũng như sự tham gia của hệ tim mạch và hô hấp. Khi một người có thể đi bộ với tốc độ nhanh có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể đang khỏe mạnh.Vì vậy, tốc độ đi bộ có thể phản ánh trực tiếp thể lực của một người và có ý nghĩa tham khảo nhất định trong việc dự đoán tuổi thọ.

Tuy nhiên, trước khi đi bộ bạn cũng nên có những động tác khởi động để cơ thể quen dần với sự vận động, không nên lập tức tăng cường độ và tốc độ đi bộ. Bạn nên tập luyện dần dần dựa theo thể lực của mình.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/nguoi-di-nhanh-hay-di-cham-song-tho-hon-ar815007.html

đi bộ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.