Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày

Sau nhiều ngày vật lộn với những cơn ho kéo dài, cô Louise Moreton đã quyết định đi khám và không ngờ rằng bác sĩ thông báo mình đã mắc bệnh ung thư máu.

Sau nhiều ngày vật lộn với những cơn ho kéo dài, cô Louise Moreton đã quyết định đi khám và không ngờ rằng bác sĩ thông báo mình đã mắc bệnh ung thư máu.

Louise Moreton (35 tuổi), một bà mẹ trẻ người Australia (Úc), đã gặp phải những cơn ho dai dẳng trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, do thời điểm đó cô phải chuyển tới thành phố Durham (Anh) cùng chồng nên nghĩ là cơ thể mình chưa kịp thích nghi với môi trường mới.

Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày-1
Cô Louise Moreton cùng chồng và con trai.

Vậy nhưng, sau nhiều ngày, tình trạng ho vẫn không hề thuyên giảm mà thậm chí còn kéo theo hiện tượng chảy máu cam đột ngột trong ngày. Cô Louise cũng thấy cân nặng mình giảm xuống mất kiểm soát và hay bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Lo sợ sức khỏe mình có vấn đề, cô Louise quyết định tới bệnh viện khám để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại.

Qua xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận cô Louise đang mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (một dạng ung thư máu rất nguy hiểm). Ngay sau đó, cô Louise phải tiếp nhận phương pháp hóa trị trong vòng 48 giờ để giữ lấy mạng sống của mình.

Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày-2

Ban đầu, khi nghe chia sẻ từ cô Louise về triệu chứng bệnh như thường xuyên bị ho, đau đầu và hay cảm thấy kiệt sức sau khi chuyển tới nơi ở mới, có bác sĩ từng nghĩ rằng đó chỉ là dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm. "Khi tôi mới chuyển đến Anh, tôi có thử gặp một bác sĩ tại phòng khám tư nhân nhưng họ nói là tôi chỉ mắc bệnh cúm. Thế nhưng, sau một thời gian không thấy tình trạng bệnh biến chuyển, tôi tự hỏi liệu có phải mình đã mắc một loại virus cúm nào đó. Bởi tôi thấy sức khỏe của mình suy giảm trầm trọng" - Cô Louise chia sẻ.

Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày-3

Sau khi biết mình mắc bệnh ung thư máu, cô Louise bắt đầu bước vào đợt điều trị kéo dài 6 tuần. Trong khoảng thời gian này, cô cũng phải cách ly hoàn toàn với mọi người vì hệ miễn dịch đã bị tổn hại. Kết thúc đợt hóa trị đầu tiên, cô Louise được về nhà nhưng phải trở lại bệnh viện sau đó vì bị nhiễm trùng.

Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày-4

Trong 2 đợt hóa trị tiếp theo diễn ra và kết thúc vào tháng 3/2018, tình trạng bệnh của cô Louise đã có những chuyển biến tích cực. Sau 4 tháng, cô Louise đã được quay trở lại với cuộc sống bình thường. Trở về nhà, cô quyết định tham gia vào tổ chức từ thiện về bệnh máu trắng để có thể tiếp thêm niềm tin cho những người mắc bệnh giống mình. Bà mẹ trẻ hy vọng rằng, câu chuyện của mình sẽ giúp nhiều người quan tâm hơn tới sức khỏe để chủ động đi khám thường xuyên và gặp bác sĩ khi thấy bất kỳ thay đổi nào khác thường trên cơ thể, dù là rất nhỏ.

Người phụ nữ 35 tuổi phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu từ dấu hiệu mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày-5

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) là một loại ung thư bắt đầu từ các tế bào tạo máu trong tủy. Tại Mỹ, có khoảng 19.500 trường hợp mắc phải căn bệnh này hàng năm. Bệnh được phát hiện ở đối tượng người lớn tuổi, nhưng đang dần trẻ hóa vì môi trường sống quá độc hại.

Một vài triệu chứng giúp bạn nhận biết bệnh bạch cầu cấp dòng tủy:

- Hay mệt mỏi.

- Sốt cao.

- Bị nhiễm trùng thường xuyên.

- Rất dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (bao gồm cả chảy máu cam).

- Giảm cân đột ngột.

- Hay bị đau xương khớp.

- Chướng bụng, đầy hơi.

- Da tái nhợt thiếu sức sống.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy:

- Hút thuốc nhiều.

- Thừa cân, béo phì.

- Tiếp xúc với luồng bức xạ thường xuyên.

- Từng trải qua một vài đợt hóa trị trước đó.

- Bị rối loạn máu (hội chứng myelodysplastic).

Căn bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ sẽ thường được điều trị thông qua phương pháp hóa trị. Nếu tình trạng bệnh quá nặng sẽ thực hiện phương pháp ghép tủy xương hoặc cấy tế bào gốc.

Theo Helino


ung thư máu

bệnh bạch cầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.